Kiêu ngạo khinh người là một tính xấu ở trẻ do thói quen sinh hoạt mà thành

Khi kinh tế xã hội phát triển, các bậc cha mẹ có điều kiện để chiều chuộng và chăm sóc trẻ nhiều hơn. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự khen ngợi, tâng bốc quá mức sẽ khiến trẻ ngộ nhận về mình và ảnh hưởng xấu đến sự hình thành tính cách của trẻ sau này.

Tại sao cần phải dạy trẻ không được kiêu ngạo

Tác giả đã từng biết câu chuyện của một người bạn, vợ chồng anh chị ấy có mức kinh tế khá giả nhưng ít thời gian cho trẻ nên thuê người giúp việc về phụ giúp trông bé. Nhiều lần đến chơi, mình chứng kiến giọng điệu rất kênh kiệu của cậu bé “Bà mang đồ ra đây cho cháu, cháu đang bận xem tivi” hay cậu hét lên “Bà đúng là nhà quê” “Bà bẩn thế”…. Ban đầu bố mẹ bé không có phản ứng gì thế nhưng đến một lần vợ chồng bạn đưa bé về quê thì đúng là muối mặt. Bé hết chê chỗ này bẩn, chỗ kia bẩn, hết chê nhà nghèo xấu và không chơi với bạn bè… Bạn tôi thắc mắc là không hiểu sao bé lại bị như vậy. Nhưng cái gì cũng có nguyên do của nó!

Tính kiêu ngạo chính là việc đề cao cái tôi cá nhân một cách quá mức. Với những đứa trẻ được chiều chuộng, được khen ngợi thái quá, đôi khi chúng sẽ nảy sinh tâm lý cho rằng mình là người quan trọng. Từ đó trẻ tự cho mình là người giỏi nhất, tốt nhất và có quyền được chê bai hay bài xích người khác. Đó cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến tính khinh người. Vì vậy, nếu có tính kiêu ngạo trẻ sẽ thường tự tách mình ra khỏi đám đông, thường cư xử thiếu lễ độ, thậm chí là hỗn hào.

Nếu không được uốn nắn kịp thời thì trẻ sẽ rất dễ trở nên hách dịch, ích kỷ, khoe khoang…Điều này sẽ đem đến cho trẻ nhiều hệ quả xấu như trẻ khó có thể làm việc nhóm hay hòa đồng với người khác. Ngoài ra còn khiến cho người xung quanh xa lánh. Trong tương lai nếu không may gặp thất bại thì trẻ kiêu ngạo thường dễ cảm thấy nản chí hay nảy sinh những hành động sai trái, dại dột.

Đọc thêm: Những sự nhạy cảm đầy sức sông trong những năm đầu đời của trẻ.

kiêu ngạo

3 Cách dạy trẻ không được kiêu ngạo

Tính kiêu ngạo sẽ ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và tương lai của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm và dạy dỗ trẻ đúng cách để trẻ không trở nên kiêu ngạo. Theo các chuyên gia tâm lý thì muốn tránh cho trẻ trở nên kiêu ngạo thì cha mẹ phải chú ý một số điểm sau:

Đừng khiến trẻ nghĩ rằng trẻ là trung tâm của vũ trụ

Dù yêu quý con mình thì cũng đừng bao giờ cho trẻ thấy rằng trẻ là trên hết, là nhất. Cũng không nên đề cao quá mức năng lực của trẻ. Cha mẹ cần phải dạy cho trẻ hiểu rằng muốn có được những điều tốt đẹp thì trẻ cần phải tự nỗ lực và cố gắng thật nhiều. Dù gia đình có điều kiện hay trẻ có năng khiếu đặc biệt thì trẻ cũng chỉ có thể đạt được thành công khi lao động chăm chỉ và phấn đấu hết mình. Nguyên tắc khen thưởng đó là, hãy đề cao nỗ lực hơn là thành tích vì thiên tài chỉ có 1% nội tại còn 99% là do lao động cật lực mà thành.

Cha mẹ là tấm gương cho trẻ

Bên cạnh đó, bản thân cha mẹ cũng phải là những người biết sống chan hòa để làm gương cho trẻ noi theo. Trong cuộc sống, cha mẹ phải sống hòa đồng với những thành viên trong gia đình, họ hàng hay láng giềng,…Sự khiêm tốn, giản dị của cha mẹ sẽ khiến con cái học tập được những đức tính tốt đẹp đó.

Tự nghiêm khắc với bản thân và với trẻ trong ứng xử, giao tiếp chính là cách mà cha mẹ có thể dạy trẻ không được kiêu ngạo. Cha mẹ phải ứng xử chuẩn mực với trẻ và những người xung quanh. Đồng thời cũng phải đặt ra những yêu cầu nghiêm khắc với trẻ trong cách cư xử để trẻ hình thành thói quen ứng xử có chuẩn mực với người khác.

Đọc thêm: Nuôi dưỡng trẻ hạnh phúc một cách khoa học.

kiêu ngạo 1

Kể cho trẻ nghe những câu chuyện về ý nghĩa của lao động

Mình từng nghe câu chuyện về một bà mẹ có cách giáo dục con rất hay, mỗi khi mua một thứ đồ gì đó chị thường kể cho con nghe cách để con người tạo nên đồ vật đó. Ví dụ, khi mua táo, chị đã kể cho con nghe quá trình trồng trọt, chăm sóc, buôn bán và nhấn mạnh vào công sức lao động của nhiều người. Cô bé nhà chị say sưa nghe mẹ kể chuyện với một sự thán phục. Mỗi khi ăn bé thường bảo “chúng ta phải cảm ơn bác nông dân và mẹ đất đã cho ra những quả táo ngon mẹ nhỉ?”. Thú thật, có một đứa trẻ như vậy thật “mát lòng mát dạ” phải không bạn. Bạn hòan tòan có thể áp dụng cách này trong cuộc sống hàng ngày.

Dạy trẻ không được kiêu ngạo là điều cần thiết để trẻ có được sự yêu thương của mọi người và đạt được những thành công trong tương lai. Đừng chủ quan nghĩ rằng còn sớm để dạy trẻ, bởi những tính cách của trẻ được hình thành ngay từ những giai đoạn đầu đời này đấy.


Các bài viết được quan tâm:

4 bước dạy trẻ biết thông cảm với mọi người.

Có nên áp dụng phương pháp giáo dục của người Nhật cho trẻ em Việt Nam.

Hãy cho trẻ hiểu ai cũng phải trả giá cho thành công như thế nào?

Leave a Reply