Môi trường sống (nông thôn và thành thị) có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển tư duy của trẻ

Mỗi một nhân tố, một con người trong môi trường sống xung quanh mà trẻ tiếp xúc sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, thói quen cũng như sự phát triển tư duy của trẻ.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu môi trường sống (nông thôn và thành thị) có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển tư duy của trẻ trong bài viết sau đây.

Đặc điểm của môi trường sống nông thôn

Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là trẻ em ở nông thôn được tự do tham gia nhiều hoạt động vui chơi và lao động, không bị gò bó trong không gian sống quanh ngôi nhà của mình. Chính sự trải nghiệm đó giúp con trẻ sớm hình thành các kỹ năng cần thiết, lối tư duy của trẻ cũng thiên về sự thân thiện, hòa đồng, chủ động trong giao tiếp hơn.

Thông qua các công việc nhà được bố mẹ huấn luyện từ nhỏ, trẻ em ở nông thôn hầu hết đều tự mình giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà: như rửa bát, cắm cơm, quét sân, quét nhà, tự ăn, tự tắm rửa, giặt quần áo, tự gấp quần áo, chăn màn…  Vì đa phần hoàn cảnh gia đình của trẻ đều gắn liền với các công việc chân tay, bố mẹ đều bận, trẻ được dạy dỗ tự lập để hình thành các thói quen và tư duy cần thiết để phù hợp với môi trường của mình.

Trẻ ở nông thôn cũng được tiếp xúc với bà con lối xóm nhiều hơn, thỏa thích đi chơi khắp xóm, giao tiếp với rất nhiều người ở rất nhiều độ tuổi khác nhau, Từ đó trẻ cũng có thói quen, tư duy giao tiếp, ứng xử rất nhanh nhạy. Trẻ cũng thường cùng các bạn bè trang lứa chơi các trò chơi vận động dân gian cùng nhau, cùng nhau đá bóng, đá cầu, bắn bi, đuổi bắt, thả diều… rất nhiều các trò chơi tập thể được trẻ chơi cùng nhau, từ đó trẻ cũng ý thức được sự hòa đồng, bảo vệ và tinh thần tập thể với các bạn cùng trang lứa tốt hơn.

Chính vì trẻ cũng sớm phát triển kỹ năng hòa đồng với cộng đồng sống xung quanh, sống trách nhiệm và phát triển tư duy của trẻ theo phương châm 5 cùng: cùng đi, cùng học, cùng làm việc, cùng chơi, cùng chia sẻ khó khăn.

Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Năng khiếu có di truyền hay không?

trẻ em nông thôn

Nguồn ảnh: Internet

Đặc điểm của môi trường sống thành thị

Đối lập hoàn toàn với trẻ em ở nông thôn, trẻ em ở thành phố muốn hình thành tư duy của trẻ trong việc thành thạo các công việc nhà đơn giản như trẻ ở nông thôn thì các em lại thường được bố mẹ cho tham gia vào các lớp học kỹ năng sống với mức chi phí không hề nhỏ. Qua đó trẻ thành phố cũng có thể hình thành thói quen và tư duy của trẻ trong việc chia sẻ, giúp đỡ bố mẹ trong công việc nhà, nhưng việc này hoàn toàn là phải học và không được trải nghiệm thực tế nhiều như trẻ em nông thôn.

Hơn nữa với tư tưởng đèn nhà ai người nấy rạng, trẻ rất ít khi giao tiếp với hàng xóm từ đấy hình thành thói quen tư duy sống khép kín, biệt lập và luôn đề cao cảnh giác, ít giao tiếp và giúp đỡ những người xung quanh.

Ngoài ra trẻ em thành phố cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, ipad, smart phone nhiều hơn so với trẻ ở nông thôn, các em thường mải mê với các thiết bị này mà quên rằng còn rất nhiều các trò chơi vận động tập thể để phát triển và hoàn thiện thêm kỹ năng của mình

Trẻ cũng không được tự do đi lại nhiều trong không gian sống của mình mà hoàn toàn muốn đi đâu làm gì cũng chỉ trong phạm vi ngõ, khu phố mình đang ở chứ không thể đi khắp làng xóm như trẻ em ở nông thôn.

4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.

Trẻ em thành thị

Nguồn ảnh: Internet

So sánh về hai môi trường sống

Điểm mạnh của cuộc sống nông thôn khiến trẻ sớm tự lập, mạnh mẽ, gần gũi chan hòa với thiên nhiên hơn. Đó là những yếu tố vô cùng tốt giúp bé phát triển tư duy sau này. Nhưng ngược lại trẻ thành phố lại có cơ hội tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới, được đầu tư học ngoại ngữ, năng khiếu, ca múa, vẽ để phát huy tối đa tiềm năng ngay từ khi con nhỏ.

Tuy chẳng đứa trẻ nào có thể tự lựa chọn môi trường mà mình sinh ra nhưng các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ phát triển hài hòa bằng cách tạo ra môi trường sống tích cực nhất cho gia đình mình. Trẻ ở nông thôn cần được chú trọng đầu tư cho việc học tập, phát triển năng khiếu, cho trẻ tiếp cận một cách hợp lý với các thành tựu công nghệ. Trẻ thành phố cần rèn luyện tính tự lập và tìm nhiều cơ hội cho bé tiếp xúc với thiên nhiên. Như thế, trẻ sẽ có quãng thời gian tuổi thơ thật giá trị cho mình.


Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.
Con gái thừa hưởng trí thong minh của ai?
16 mẹo giúp bé ham mê đọc sách.
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.

Leave a Reply