Rèn luyện bản lĩnh cho trẻ – 4 điều cha mẹ cần ghi nhớ

Trong cuộc sống, con trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách như: áp lực học hành, thi cử, mối quan hệ bạn bè, thầy cô… Cha mẹ không thể luôn ở bên cạnh con giúp đỡ con trong mọi tình huống. Vì vậy, trang bị cho con kỹ năng cần thiết để tự giải quyết vấn đề là rất quan trọng.

Những đứa trẻ bản lĩnh luôn biết cách giải quyết vấn đề, tự tin và lạc quan trong cuộc sống. Những nguyên tắc dưới đây bố mẹ nên áp dụng ngay để con thông minh, bản lĩnh, tự tin, giúp con đạt được thành công trong cuộc sống.

Đọc thêm: 16 mẹo giúp bé ham mê đọc sách.

Trẻ có bản lĩnh sẽ rất tự tin, can đảm

1. Để con mắc sai lầm

Hãy nhớ lại quá trình con bạn tập đi. Mỗi khi bé đi được vài bước bạn thường vỗ tay khen ngợi con, khích lệ con. Bạn biết sau mỗi lần vấp ngã, bé sẽ đứng dậy và bước tiếp với những bước đi vững vàng hơn trước khi bé ngã. “Thất bại là mẹ của thành công” – hãy để con được quyền tự giải quyết khó khắn, thử thách trong cuộc sống để con học được những bài học từ thất bại của mình. Bạn có thể ở bên cạnh khích lệ, ủng hộ con tìm cách giải quyết vấn đề như khi con chập chững những bước đầu tiên trong cuộc đời, nhưng đừng thay con giải quyết tất cả.

2. Chịu trách nhiệm

Một người có bản lĩnh thì trong mọi hoàn cảnh, điều đầu tiên bạn phải làm chính là chịu trách nhiệm 100% cho mọi lời mình nói, mọi việc mình làm, cũng như mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời bạn. Vì vậy, hãy dạy con luôn phải nhận trách nhiệm bản thân, không được đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất kỳ ai khác. Chỉ khi dừng việc đổ mọi tội lỗi và trách nhiệm cho người khác thì bé mới có thể biết mình sai ở đâu và phải là gì để sửa chữa sai lầm và tránh lặp lại sai lầm đã có.
Đọc thêm: 5 quan điểm giáo dục nổi tiếng của người Nhật.
dạy trẻ có bản lĩnh

3. Trẻ có bản lĩnh sẽ rất tự tin, can đảm

Chú trọng đến quá trình, không phải kết quả
Chính quá trình con bạn nhận ra sai lầm, tự giải quyết những khó khăn thử thách, tự rút ra bài học cho bản thân là lúc con cần sự cảm thông, chia sẻ của cha mẹ nhất. Nên hãy nhìn vào quá trình nỗ lực của con để khen ngợi, động viên khích lệ chứ không phải chỉ tập trung vào kết quả mà con đạt được.
Đọc thêm: Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

4. Giữ bình tĩnh trước áp lực

Sẽ có lúc bạn cảm thấy lo lắng khi để bé tự giải quyết vấn đề nhưng bạn cần phải cố gắng bình tĩnh ở bên và quan sát con. Trong cuộc sống sau này con sẽ còn gặp phải rất nhiều khó khăn thử thách mà không phải lúc nào bạn cũng có thể dang tay giúp đỡ con được. Hãy cho con có cơ hội học hỏi để trưởng thành. Đừng vội giúp đỡ khi con chưa lên tiếng nhờ bạn giúp đỡ.
Có những lúc cách giải quyết của con chưa đạt kết quả tốt ngay nhưng cũng đừng thất vọng. Đó là lúc bạn cần động viên, khích lệ con tiếp tục tìm ra giải pháp. Chính quá trình tìm ra hướng giải quyết vấn đề sẽ giúp con bạn đủ bản lĩnh vượt qua những khó khăn, áp lực, tình huống khẩn cấp trong cuộc sống.

Dạy trẻ là một quá trình dài và nhiều cảm xúc. Cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, thất vọng khi con mình chưa đạt kết quả như cha mẹ mong muốn. Hạnh phúc là một quá trình, được nhìn thấy con ngày thêm khôn lớn trưởng thành cũng là niềm vui vô bờ bến của cha mẹ.

Bài viết cùng tác giả:

Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?
Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc.
Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?
Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên?

Leave a Reply