Rèn tư duy và dạy trẻ học thuộc lòng – Cái nào quan trọng?

Có những cha mẹ coi việc dạy trẻ học thuộc lòng là điều khiến trẻ chậm tư duy, trong khi có nhiều cha mẹ khác lại cho rằng trẻ biết gì mà tư duy, trẻ chỉ có bắt chước mà thôi. Tuy nhiên, chuyên gia giáo dục người Nhật Bản Shichida Makoto đã giải thích thật sự thỏa đáng trong một cuốn sách nổi tiếng của ông được Bé tư duy trích đăng trong bài viết sau đây.

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.

dạy trẻ học thuộc lòng

“Tư duy và thuộc lòng là hai việc có tầm quan trọng như nhau. Nhưng tư duy dựa trên ký ức trong quá khứ. Nếu không có ký ức thì cũng không thể có tư duy. Với trẻ nhỏ, ban đầu chủ yếu là học tập nguyên xi, vì thế vấn đề đầu tiên là phải học cách ghi nhớ. Hãy cho trẻ học thuộc lòng thật nhiều.

Tư duy là đầu ra, còn ghi nhớ là đầu vào. Trẻ có đầu vào phong phú thì đầu ra mới có triển vọng.

Tóm lại hãy dạy trẻ ghi nhớ càng nhiều càng tốt.”

Quan điểm trên đây của Chuyên gia Nhật Bản rất sâu sắc và ý nghĩa với nhiều bố mẹ Việt. Tuy nhiên, việc hiểu và vận dụng sẽ cần sự kiên nhẫn và nhất quán của cha mẹ. Nếu vì ham thành tích mà cha mẹ bắt con học quá nhiều nhưng lại không cho con phát huy khả năng suy nghĩ và ngược lại sẽ khiến bé thiệt thòi vô cùng. Sự vô tâm cũng vậy, nếu bố mẹ không tương tác cùng con để học tập thì con sẽ học tư duy theo mọi cách mà con thấy ngoài xã hội.

Nên làm thế nào?

Để thực hiện hiệu quả ý tưởng này, Bé tư duy nghĩ rằng cha mẹ hãy làm từng bước một. Ban đầu hãy cho trẻ được tiếp cận với nhiều thông tin hay mà trẻ hào hứng. Đến khi bạn cảm thấy trẻ đã hấp thụ một mức độ nào đó, bạn hãy trao đổi với trẻ thường xuyên bằng những câu hỏi mở để trẻ có cơ hội thể hiện quan điểm cũng như thắc mắc của mình.

Ví dụ, khi dạy trẻ về vũ trụ, một thành viên nhóm Bé tư duy đã dạy trẻ tổng quan đi từ hệ mặt trời sau đó đến trái đất và đến đất nước… Khi trẻ đã hiểu sơ qua, mẹ hỏi lại trẻ xem con có thắc mắc gì không, khi đó bé mới nói “thế trái đất hình tròn tại sao con người đứng trên đó mà không bị ngã, nếu không có mặt trời thì sao hả mẹ, con người có từ bao giờ….” Sau đó, hai mẹ con bắt đầu tìm hiểu những điều con thắc mắc, có câu trả lời bé thấy thật thú vị. Vậy, bạn thử nghĩ xem, nếu không đặt cho trẻ nền móng kiến thức ban đầu thì trẻ đâu có biết gì mà hỏi!

Đọc thêm: Giúp trẻ khám phá thế giới qua tranh.

Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý tới tâm trạng và cảm xúc của trẻ. Không phải chủ đề nào trẻ cũng thích, khi trẻ không thích thì không được ép buộc mà nên tiếp tục giới thiệu một chủ đề khác thsu vị hơn. Nhưng bạn không cần quá lo lắng vì trẻ muốn khám phá rất nhiều thứ, về vũ trụ, về con người, cảnh vật xung quanh, những người nổi tiếng, mà thậm chí cả về chính phủ nữa….

Vậy thì, nếu hiểu rồi cha mẹ hãy thực hành đều đặn hàng ngày nhé. Khi bạn gặp khó khăn có chúng tôi ở đây đồng hành cùng bạn!


Đọc thêm các bài viết khác tại:

Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

Leave a Reply