Cái bẫy tư duy là gì? 3 bẫy tư duy phổ biến: Biết để giúp trẻ tư duy tốt hơn

Tư duy là cách mà con người tồn tại. Các vấn đề trong cuộc sống luôn luôn tác động đến chúng ta. Nhưng để có cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa thì con người cần rèn luyện lối tư duy tích cực để thoát khỏi những “cái bẫy tư duy”.

  1. Cái bẫy tư duy là gì?

“Cái bẫy tư duy” được hiểu một cách đơn giản chính là cách tư duy theo thói quen. Có những phiền toái không đáng có luôn ngăn cản ta tận hưởng cuộc sống. Những phiền toái này chính là những “cái bẫy tư duy” luôn tồn tại trong mỗi con người. Một sự việc tồn tại không phải bởi tên gọi của nó mà ở cách ta nghĩ về nó. Nó có thể có ích với người này và vô ích với người khác. “Cái bẫy tư duy” khiến cho ta giữ lối tư duy quen thuộc một cách vô thức mỗi khi nghĩ về một chủ đề. Nó thường khiến ta trở nên mệt mỏi, lãng phí thời gian và sức lực mà không mang lại hiệu quả gì.

Tại sao chúng ta lại mắc phải “cái bẫy tư duy”? Đó là do con người thường có suy nghĩ trong trạng thái vô thức. Khi đã ý thức được về ý nghĩ của mình thì ta lại không đánh giá đúng được tác hại của nó gây nên. Cuối cùng, khi đã có đầy đủ hiểu biết về tác hại thì chính thói quen của bản thân lại ngăn cản ta tìm ra phương pháp tư duy mới.

Đọc thêm: Đừng giới hạn trẻ trong hiểu biết của người lớn: 5 gợi ý hay dành cho cha mẹ.

bẫy tư duy

  1. Một số “cái bẫy tư duy” thường gặp và cách để tránh mắc phải nó

Biết được tác hại của bẫy tư duy nhưng để tránh được nó thì ta cần phải nhận biết được nó.

Cái bẫy đầu tiên chính là sự cố chấp

Có những công việc đã từng đem lại ý nghĩa với chúng ta và đến hiện tại ý nghĩa đó đã không còn. Tuy nhiên, ta vẫn thực hiện nó dù chính bản thân ta đã không còn hứng thú. Ta quyết đưa sự việc đi đến cùng vì sự cố chấp của bản thân hoặc do ta không nhận thức được sự thay đổi về ý nghĩa của sự việc. Muốn tránh gặp phải cái bẫy cố chấp thì ta cần đánh giá mục tiêu của bản thân một cách cụ thể và thường xuyên nghĩ đến nó để xác định đúng được điểm dừng.

Ngôn ngữ tích cực từ cha mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Học ông bà xưa cách học nghèo mà vẫn giỏi.

Cái bẫy thứ hai là sự khuếch đại

Đây là khi ta sử dụng công sức vượt xa mức cần thiết để hoàn thành một công việc. Khác với sự cố chấp, cái bẫy khuếch đại tồn tại khi công việc đó vẫn có ý nghĩa với bản thân chúng ta nhưng cách thức ta thực hiện lại quá lãng phí thời gian và sức lực của bản thân. Để tránh mắc phải nó thì bạn cần xác định đúng mục tiêu mà mình muốn đạt được để đưa ra phương thức thực hiện hợp lí, tránh lãng phí.

bẫy tư duy 1

Bẫy thứ ba là cái bẫy ngưng trệ

Khi thực hiện một công việc, có những trở ngại ngăn cản ta buộc ta phải tạm dừng thực hiện nó. Nhưng thay vì việc tận dụng quãng thời gian chờ đợi đó để làm một việc ý nghĩa khác thì ta lại để nó trôi qua mà không có tác dụng gì. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì cái bẫy ngưng trệ chính là việc lãng phí thời gian. Mỗi khi quãng thời gian trống xuất hiện, thay vì cứ dành thời gian nghĩ mãi đến một công việc, hãy tìm cho mình một việc có ý nghĩa khác để thực hiện.

Việc nghiên cứu và tìm hiểu về “cái bẫy tư duy” sẽ giúp cho quá trình tư duy trở nên tích cực và hiệu quả hơn. Đó là điều cần thiết để đạt được những thành công trong cuộc sống.


Đọc thêm các bài viết được ưa thích tại:

Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.
Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào?
7 Hành động thường ngày của người lớn vô tình bạo hành trẻ.
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

Leave a Reply