Theo con số thống kê của Tổ chức NOP World Culture Score, mỗi tuần người Ấn Độ đọc sách 10,7 giờ; Thái Lan 9,4 giờ; Trung Quốc 8 giờ; Nga 7,1 giờ; Australia 6,3 giờ; Mỹ 5,7 giờ; Anh 5,3 giờ; Nhật Bản 4,1 giờ; Hàn Quốc 3,1 giờ, còn người Việt Nam chỉ đọc trung bình mỗi năm 0,8 quyển sách (theo số liệu 2014). Thói quen đọc sách ở Việt Nam đã cải thiện trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa nhiều.
Vì thế, gieo mầm ham mê khám phá thế giới qua sách truyện hay vẫn là trách nhiệm của người lớn. Bé tư duy sẽ giúp bố mẹ bớt khó khăn với 16 cách dưới đây.
Kinh nghiệm hay làm cha mẹ. |
Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà. |
1. Đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện hay ngay từ khi còn nhỏ
Cha mẹ hãy thường xuyên đọc cho trẻ ghe những mẩu chuyện, những bài văn hay…Bạn nên đọc ngay từ khi trẻ được vài tháng. Bắt đầu với sách nhiều tranh, ít chữ. Sau đó cần tăng dần số chữ khi trẻ lớn lên.
2. Dạy cho trẻ nhiều câu thơ, bài hát để trẻ có tình yêu với văn học
Khi trẻ lớn dần lên, trẻ bắt đầu làm quen với các vần thơ, đoạn nhạc, bài hát. Những bài thơ, bài hát là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển trí nhớ và có tình yêu đối với văn học!
3. Tạo thói quen xem sách và nhắm mắt tưởng tượng trước khi đi ngủ
Trẻ thích đọc sách trước khi ngủ (hoặc xem tranh, chữ đối với trẻ nhỏ tuổi), bạn đừng tước đoạt sự ham thích của chúng bằng cách giằng sách cất đi và bắt nhắm mắt lại để ngủ. Hãy thưởng thêm 15 phút để chúng có thể lướt qua cuốn sách và yên tâm ngủ.
Kinh nghiệm hay làm cha mẹ. |
Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà. |
4. Tạo sự hứng khởi khi tiếp cận với sách: Mua sách đẹp, chơi với sách và cho trẻ tự quyết định khi mua sách
Nếu có điều kiện hãy chọn mua những quyển sách được in chất liệu tốt, bìa dày, đóng cẩn thận, sách được in gốc của những nhà xuất bản uy tín.
Hãy chơi với sách như người bạn thân. Ở nhà, bạn hãy để sách ở những nơi gần trẻ nhất. Bạn hãy sắp xếp thời gian dẫn con đi nhà sách hay hội chợ sách. Khi đi nhà sách, thay vì mua sách cho trẻ theo ý của mình, bạn hãy gợi ý cho trẻ cách chọn sách hay nhờ nhân viên tư vấn nói cho trẻ nghe và trẻ tự quyết định.
5. Coi sách như một món quà và thường xuyên tặng cho trẻ vào các dịp đặc biệt
Thay vì tặng con những món đồ chơi vào dịp sinh nhật, cha mẹ hãy tặng sách cho con mình. Dạy con học cách đón nhận sách như một món quà sẽ giúp trẻ biết quan tâm hơn tới việc đọc sách.
6. Cùng con diễn một đoạn kịch theo nội dung của những cuốn sách
Cha mẹ có thể đọc cho con nghe nội dung của những cuốn sách, sau đó cùng con đóng vai các nhân vật trong câu truyện. Bạn cũng nên tăng cường tương tác với trẻ hàng ngày bằng cách hóa thân vào những nhân vật mà chúng thích.
Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động. |
Cô bé Sanvana đã giúp hàng triệu trái tim khỏe mạnh bằng cách nào? |
7. Cha mẹ hãy là tấm gương đọc sách cho con trẻ
Trẻ coi cha mẹ như một tấm gương và bắt chước làm theo những hình ảnh mà chúng thấy hằng ngày. Vì vậy, tự bố mẹ hãy chăm đọc sách thay vì chỉ xem điện thoại. Khi trẻ lớn hơn, bạn chỉ nên đọc ít cho bé để trẻ hình thành thói quen và để trẻ nẩy sinh mong muốn tự khám phá.
8. Thỏa thuận với trẻ về thời gian đọc sách, thưởng cho những nỗ lực của trẻ khi vượt qua thách thức của người lớn
Những ngày nghỉ của bé, những ngày lễ tết bạn hãy lên kế hoạch cho bé về việc đọc sách. Bạn có thể tạo ra những thách thức và phần thưởng cho trẻ bằng cách đưa ra những cột mốc để chúng đạt tới.
9. Với trẻ lớn đừng trả lời hết tất cả các vấn đề mà trẻ quan tâm. Thi thoảng hãy khuyến khích trẻ tìm kiến thức từ sách
Khi trẻ hỏi bạn về một vấn đề nào đó, bạn có thể giải thích cơ bản cho chúng và khuyến khích chúng tìm thêm kiến thức đó từ quyển sách nào đó. Khi căn nhà của bạn đã có nhiều sách, văn hóa đọc sách sẽ lớn dần lên cùng với trẻ và việc đọc sách sẽ diễn ra một cách tự nhiên như cách chúng lớn vậy.
5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé. |
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này. |
10. Khuyến khích trẻ đọc lại những quyển sách hay để có những cảm nhận khác nhau
Hãy khuyến khích trẻ đọc một quyển sách nhiều lần vì mỗi lần chúng sẽ cảm nhận một cách khác nhau. Quan điểm đọc 101 lần tốt hơn đọc 100 lần cũng chính từ đây mà ra.
11. Cùng trẻ thiết kế một thư viện tại nhà cho cả gia đình thật hợp ý trẻ
Một khi trẻ bắt đầu thích sách, bạn không cần phải đọc cho chúng nghe nữa. Đã đến lúc, bạn phải nghĩ đến việc thiết kế một thư viện tại nhà cho con. Điều đó sẽ giúp con đọc sách thường xuyên và có nhiều sách để đọc.
12. Thảo luận cùng con về nội dung trong sách mà trẻ đã đọc để giúp trẻ ghi nhớ và rèn luyện khả năng trình bày
Nếu con bạn đang đọc một quyển sách mà trước đó bạn đọc rồi, hãy đặt cho chúng vài câu hỏi và nghe chúng nhận xét về những gì đang diễn ra trong sách. Thậm chí, có thể tranh luận với con về một vài nội dung trong quyển sách.
13. Khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc về những điều đã trải qua khi đi chơi, du lịch, tham quan…
Khi trẻ đi công viên, đi tham quan hay đi du lịch… sau những dịp đó khuyến khích động viên trẻ nên có những đoạn văn ngắn về những cảm nghĩ, những bài học… rút ra từ những cuộc dã ngoại đó.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau. |
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh. |
14. Động viên trẻ viết mỗi ngày: Viết nhật ký, thư tay cho gia đình, sổ trao đổi giữa cha mẹ và con…
Sau mỗi cuộc tham quan, du lịch trẻ nên ghi lại những cảm xúc, những điều học hỏi được. Ngoài ra nên động viên trẻ viết nhật ký mỗi ngày. Đồng thời, khuyến khích trẻ viết thư cho người thân trong gia đình hay bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ rất thích nhận thư và sẽ vui biết chừng nào khi thấy tên hiện lên trên phong bì hay trên trang thư điện tử!!
Một cách hay nữa là hai mẹ con tạo ra hai cuốn sổ nhỏ trao đổi thông tin. Viết cho con vài từ thật đáng yêu vào một cuốn sổ nhỏ đặc biệt, kể những câu chuyện hài hước vui nhộn, hỏi con về những hoạt động trong ngày… để bé có cơ hội và thời gian trả lời, chia sẻ.
15. Có điều kiện hãy cho trẻ gặp gỡ các tác giả yêu thích
Hãy dẫn trẻ đến thư viện thành phố, trường, hiệu sách hay các triển lãm sách. Chúng hạnh phúc khi được nhìn thấy bằng xương bằng thịt các tác giả của những cuốn truyện mà chúng say mê.
16. Giúp trẻ hiểu giá trị của sách và kiến thức để tạo ra các giá trị thiết thực trong cuộc sống
Song song với việc kích thích động cơ học đọc, cha mẹ cũng cần giúp trẻ nhận thức được sự hữu ích của chữ viết trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ càng sớm nhận thức được sự hữu ích của việc đọc và viết thì ham muốn học càng phát triển mạnh.
Nếu bố mẹ thực sự muốn gieo hạt giống đam mê học hỏi cho trẻ ngay từ nhỏ, hãy đừng bỏ qua 16 cách trên đây. Bé tư duy tin chắc rằng bé nào cũng sẽ thực sự hào hứng với việc đọc nếu được khuyến khích kịp thời.
Tổng hợp.
Đọc thêm:
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ? |
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi. |
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh. |
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi. |