5 cách giúp trẻ dưới 6 tuổi CHỦ ĐỘNG trong cuộc sống

Bậc cha mẹ hoàn toàn có thể tác động tích cực vào quá trình rèn luyện tư duy của trẻ, tập cho trẻ chủ động tự ra quyết định.  Những cuộc trò chuyện cởi mở luôn là cầu nối không thể thiếu cho mối quan hệ lành mạnh trong gia đình. Qua những cuộc tâm sự thoải mái và sự dẫn dắt của cha mẹ, trẻ sẽ có cơ hội được tự tìm hiểu về bản thân, tổng hợp nhiều thông tin xã hội để đưa ra những quyết định sáng suốt.

Sau đây là một vài phương pháp giúp trẻ rèn luyện tư duy chủ động và có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan.

trẻ chủ động 2

Các cách rèn luyện sự chủ động trong tư duy của trẻ

Để rèn luyện tư duy chủ động cho trẻ, cha mẹ hãy làm gương

Những gì cha mẹ nói và làm sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc trò chuyện. Khi cha mẹ dùng những từ ngữ mang tính chất cảm thông hơn là ra lệnh, trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời hơn. Nếu cha mẹ thông cảm với trẻ, trẻ cũng sẽ phát triển được sự cảm thông. Hãy trở thành một hình mẫu cho con noi theo. Luôn lắng nghe và giúp đỡ trẻ, cố gắng tập trung vào những thành quả của trẻ và đưa ra lời khen thật lòng.


5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.

Khuyến khích trẻ tìm đến những người bạn để xin lời khuyên

Nếu con tìm lời khuyên của bạn bè trước khi nhờ đến cha mẹ thì cũng không nên phật lòng. Trẻ tâm sự với bạn bè luôn dễ dàng hơn với người lớn. Các cha mẹ đừng nên cố gắng ngăn cản con nghe theo lời khuyên của bạn mà hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ cẩn thận về từng lời khuyên mà trẻ nhận được.

Trò chuyện với trẻ thật cởi mở

Cha mẹ tạo lòng tin để trẻ biết rằng trẻ luôn luôn có thể tâm sự với mình. Ngoài ra, niềm tin và sự nhất quán của cha mẹ cũng giúp ích cho quá trình bồi dưỡng tư duy của trẻ. Hãy lắng nghe và cẩn trọng với mỗi lời nói, điều này chứng tỏ sự tôn trọng dành cho con cái, đồng thời, không cớ gì mà trẻ lại không tôn trọng cha mẹ. Hãy hỏi trẻ về các bài hát, học hành ở trường, bạn bè và lắng nghe ý kiến chủ động từ trẻ.

trẻ chủ động

Mọi đứa trẻ đều ham thích khám phá

Rèn luyện tư duy của trẻ bằng hành vi

Luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ vào những cuộc thảo luận về hành vi, quy luật và hậu quả của những hành động trẻ đã làm. Hãy để trẻ chủ động điều chỉnh hành vi, tự mình thiết lập các quy tắc và chấp nhận hậu quả. Quan trọng là luôn nhất quán với trẻ nhưng cần lưu ý, trẻ con vẫn luôn là trẻ con, nếu không mắc sai lầm thì trẻ sẽ không thể trưởng thành được.

Rèn luyện tư duy chủ động cho trẻ bằng cách ra quyết định

Trò chuyện với trẻ về mỗi lựa chọn và kết quả mà chọn lựa đó dẫn đến. Nhắc nhở trẻ rằng trẻ luôn có thời gian suy nghĩ về quyết định trước khi hành động. Cha mẹ cũng nên nhắc trẻ rằng trước đây đã từng có lựa chọn nào hợp lý và không hợp lý. Hỏi con cảm thấy ra sao khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Sau đó viết ra các chọn lựa, đợi một thời gian để cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng. Sự đúng sai trong bất cứ lựa chọn nào không phải là điều quan trọng nhất, quan trọng đó là quyết định của trẻ và nhắc nhở trẻ rằng luôn có những lựa chọn khác rộng mở. Hãy để tư duy của trẻ hiểu rằng ai cũng mắc sai lầm, nhưng phải rút kinh nghiệm từ sai lầm để không mắc lỗi lần hai.


Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.
Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?

Leave a Reply