5 kinh nghiệm quý giúp bố mẹ rèn luyện khả năng tự học cho trẻ

 

Ý thức tự học của một người là một trong những tiêu chí quan trọng để quyết định khả năng thành công của người đó trong tươi lai. Việc giảng dạy của thầy cô giáo tại trường học là hữu hạn, chỉ có tri thức của con người tự học mới là vô hạn. Các bậc phụ huynh nếu có ý thức hướng dẫn con trẻ biết cách tự học, tự khám phá, tìm tòi thì sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận kho tri thức vô hạn của thế giới và biến chúng trở thành công cụ hữu ích phục vụ đặc lực cho mục đích học tập của mình. Vì vậy, cha mẹ nên có ý thức rèn luyện, dạy bảo khả năng tự học cho con trẻ theo một số kinh nghiệm sau.

Đọc thêm: Điểm giỏi, đừng sợ! – Quan điểm về điểm số của chị Phan Hồ Điệp

1. Giải thích cho trẻ hiểu lợi ích của việc tự học

Cha mẹ cần giải thích, giảng giải cho trẻ hiểu rằng tự học, học mà không có sự giám sát trực tiếp của thầy cô, bố mẹ, là một cách học mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả cao. Theo những khảo sát của Language Link Việt Nam, trẻ có khả năng tự học thường có điểm số lớn hơn và tính nhạy bén cao hơn so với những trẻ mà phụ thuộc vào người khác bởi các trẻ tự học có thể tự ý thức việc tích lũy kiến thức, nền tảng học vấn vững chắc.

Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.
Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào?

dạy trẻ kỹ năng tự học

Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu lợi ích của việc tự học

Tự học sẽ tạo sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ hình thành dần thói quen và có trách nhiệm trong việc học của mình. Đồng thời, các em cũng tự rèn luyện tính tự lập, ít phụ thuộc vào người khác trong học tập cũng như những việc khác trong cuộc sống.

2. Giúp trẻ thấy được trách nhiệm của mình với việc học

Cha mẹ cần giúp con trẻ thấy được lợi ích của việc tự học. Học là cho bản thân, chứ không phải là cho người khác, cũng không phải là để đối phó. Cha mẹ nên thiết lập ranh giới rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của mình và của trẻ đối với việc học. Theo đó, cha mẹ chỉ nên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý khi con có thắc mắc cơ bản hoặc cần những sự giúp đỡ. Phụ huynh tuyệt đối không nên làm hộ, can thiệp quá mức mà chỉ nên ngồi gần trẻ và đọc sách hoặc làm việc nào đó.

7 Hành động thường ngày của người lớn vô tình bạo hành trẻ.
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

3. Thiết lập cho trẻ một mục tiêu rõ ràng

Khi phát hiện ra khả năng tự học của trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng thiết lập một mục tiêu cụ thể mang tính nhất thời, tạo cho trẻ một hướng đi rõ ràng. Điều này giúp gợi lên trong trẻ sự háo hức và động lực mạnh mẽ. Bạn hãy để trẻ cảm nhận niềm vui của sự thành công thành công và từ đó, trẻ sẽ có động lực học tập mạnh mẽ hơn nữa từ những thành tích mà bản thân đã đạt được.

4. Để trẻ được tự lựa chọn môn học mình yêu thích nhất

Được học môn học mà mình yêu thích chính là phương pháp phát huy thế mạnh, tăng cường sự hứng thú của trẻ để trẻ học tập hăng hái hơn và điều đó sẽ khiến kết quả học tập của trẻ được tốt hơn. Bạn hãy nhớ rằng trong giảng dạy và học tập, con người thường học tốt và học nhanh hơn ở những môn học mình yêu thích và có thế mạnh.

5. Tìm bạn đồng hành cho trẻ

Khi trẻ bắt đầu tự học, bố mẹ nên tìm cho trẻ một người bạn học cùng để chúng có sự so sánh và cùng động viên nhau học tập. Điều này sẽ thúc đẩy sự đam mê và phấn đấu trong trẻ.

Trên đây là những kinh nghiệm dạy trẻ tự học mà bài viết muốn gửi gắm đến các bậc phụ huynh. Hy vọng bạn sẽ dạy bảo được những đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời, phát huy khả năng tự học để có thành tích học tập thật tốt trong tương lai.


Đọc thêm các bài viết khác tại:

4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi.
5 bài học dành cho cha mẹ.
Dạy bé tập thể dục theo tư thế động vật.
4 loại rau củ tốt cho sự phát triển của trẻ.

Leave a Reply