Các kỹ năng trong bài viết được đề cập trong cuốn sách “55 kỹ năng giúp con bạn thành công” của Ron Cark – tác giả của cuốn sách này cũng là một giáo viên vô cùng có tâm và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục như: được vinh danh ở các giải thưởng lớn, được gặp tổng thống Bill Clinton, được dẫn học trò của mình tới thăm nhà Trắng. Những thành công của một người thầy giáo vô cùng tâm huyết, sâu sắc và đầy bản lĩnh được đúc kết thành những bí kíp trong cuốn sách này.
Bài viết sau đây đã tóm lược toàn bộ 55 kỹ năng ứng dụng tổng hợp cho trẻ ở nhà, ở trường và cả ở ngòai xã hội. Vì thế bố mẹ đừng bỏ lỡ. Nếu có thời gian, hãy đọc tòan bộ cuốn sách để có được thông tin đầy đủ hơn.
Tác giả: Ron Cark / Biên dịch Hải Yến
NXB Tổng hợp TP HCM
Thành tích: Giải thưởng giáo dục tòan nước Mỹ.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào? |
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ |
Nguyên tắc số 1: Khi trả lời người lớn
Khi trả lời người lớn tuổi hơn mình, bạn phải tỏ ra lịch sự. Không được chỉ gật hoặc lắc đầu, cũng không được nói trống không?
Nguyên tắc số 2: Giao tiếp bằng ánh mắt
Hãy hướng ánh mắt đến người đang trò chuyện, Khi ai đó đưa ra ý kiến, hãy nhìn về phía họ.
Nguyên tắc số 3: Chúc mừng bạn cùng lớp
Khi ai đó thắng cuộc trong một trò chơi hay đơn giản là đạt được thành tích nào đó, chúng ta sẽ cùng chúc mừng và phải vỗ tay ít nhất ba giây (tôi biết cách thể hiện này có chút gì đó ngốc nghếch, nhưng bọn trẻ lại thích như vậy).
Nguyên tắc số 4: Tôn trọng ý kiến và nhận xét của các bạn trong lớp
Trong các buổi thảo luận, chúng ta cần tôn trọng những nhận xét, quan điểm và ý tưởng của người khác. Vào thời điểm thích hợp, hãy bày tỏ suy nghĩ của mình theo cách sau: “Tôi đồng tình với ý kiến của John, tuy nhiên tôi cho rằng…”, hay: “Tôi không tán thành nhận xét của Sara, mặc dù bạn ấy đã nêu được vấn đề, nhưng theo tôi thì…”, hoặc có thể là: “Tôi nghĩ quan điểm của Victor thật tuyệt, và điều đó làm cho tôi nhận ra rằng…”.
Nguyên tắc số 5: Thắng không kiêu bại không nản
Khi chiến thắng, đừng ra bộ kiêu căng. Khi thua cuộc, đừng tỏ vẻ chán nản. Bạn hãy nói: “Cuộc tranh đua này thật thú vị, tôi mong lần sau lại được thi đấu với bạn”, hay “Bạn chơi tốt lắm!”, hoặc không cần nói gì cả. Nếu bạn tỏ thái độ giận dỗi hay phàn nàn kiểu: “Chỉ là tôi chưa dùng hết sức mình thôi, chứ thật ra bạn không giỏi lắm đâu!” thì bạn đang chứng tỏ mình là kẻ tầm thường.
Nguyên tắc số 6: Khi bạn được hỏi thăm, hãy hỏi thăm lại người đó
Trong một cuộc trò chuyện, nếu ai đó hỏi bạn điều gì thì sau khi trả lời, bạn nên hỏi lại người đó. Ví dụ, nếu người khác hỏi: “Cuối tuần vui vẻ chứ?”, hãy hãy trả lời: “Vâng, tôi đã có những ngày nghỉ tuyệt vời. Gia đình tôi cùng nhau đi mua sắm. Thế còn bạn, cuối tuần vui vẻ chứ?”.
Đây à phép lịch sự thể hiện thái độ quan tâm của bạn đối với họ và để đáp lại sự quan tâm của họ đối với bạn.
Nguyên tắc số 7: Che miệng khi ho hay hắt hơi, sau đó nói câu xin lỗi
Khi ho, hắt xì hay ợ hơi, bạn phải quay đầu sang chỗ khác và che miệng bằng cả bàn tay, không không dùng nắm tay. Sau đó, bạn cần nói: “Tôi xin lỗi”.
Nguyên tắc số 8: Không hành động thiếu tôn trọng người khác
Chúng ta không được huýt sáo, trừng mắt hay có những hành động thiếu tôn trọng người khác.
Nguyên tắc số 9: Khi được nhận bất cứ thứ gì, hãy nói cám ơn
KHi được nhận bất cứ thứ gì, bạn đều phải nói cám ơn. Nếu không nói cám ơn trong vòng ba giây, món đồ ấy sẽ bị thu lại. Và không lời xin lỗi nào được chấp nhận.
Nguyên tắc số 10: Không phàn nàn về món quà được nhận
Khi chúng ta nhận được một món quà, đừng bao giờ xúc phạm người cho bằng những nhận xét không tốt về món quà, hay bằng cách nói bóng gió rằng chúng ta không chờ đón món quà đó.
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ? |
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi. |
Nguyên tắc số 11: Gây bất ngờ cho người khác bằng sự quan tâm chu đáo
Hãy gây bất ngờ cho mọi người xung quanh bằng những việc làm thể hiện sự quan tâm. Và hãy thường xuyên đem đến niềm vui cho họ.
Nguyên tắc số 12: Khi chấm điểm cho bạn, chỉ đánh dấu những câu trả lời đúng
Thỉnh thoảng tôi để học sinh chấm bài chéo cho nhau. Và tôi quy định, khi chấm điểm, nếu ai chấm điểm cho bạn sai, số điểm chênh lệch sẽ bị trừ vào điểm kiểm tra của người đó. Mỗi học sinh sẽ chỉ được đánh dấu “x” vào các câu trả lời sai và nêu ra tổng số câu trả lời sai.
Nguyên tắc số 13: Tập trung theo dõi trong giờ tập đọc
Trong giờ tập đọc, học tính cần chú ý để theo kịp bài và khi giáo viên yêu cầu, học sinh cần biết chính xác chỗ cần đọc.
Nguyên tắc số 14: Trả lời bằng câu hoàn chỉnh
Khi trả lời bạn phải dùng câu hoàn chỉnh. Ví dụ, khi được hỏi: “Hãy nêu tên thủ đô nước Nga?”, bạn phải viết: “Thủ đô nước Nga là Moskava”. Trong giao tiếp, việc trả lời câu hỏi bằng một câu hòan chỉnh là cách thể hiện sự tôn trọng người hỏi. Ví dụ, nếu có ai hỏi: “Bạn khỏe không?”, thay vì trả lợi: “Khỏe”, bạn nên nói: “Cảm ơn bạn, tôi khỏe. Còn bạn thế nào?”.
Nguyên tắc số 15: Không đòi tưởng thưởng
Trong suốt năm học, tôi luôn chuẩn bị phần thưởng dành cho những học sinh ngoan ngoãn và học tập tốt. Nhưng nếu một ai đó trong lớp đòi hỏi, phần thưởng ấy sẽ không được trao nữa. Thật khiếm nhã khi yêu cầu ai đó thưởng quà cho mình. Chúng ta cần nỗ lực để hòan thiện bản thân, chứ không phải để được thưởng.
Nguyên tắc số 16: Hoàn thành bài tập về nhà mỗi ngày
Mọi học sinh đều phải hòan thành bài tập về nhà, không có ngoại lệ.
Nguyên tắc số 17: Trật tự trong khi chuyển tiết
Việc chuyển tiết cần diễn ra nhanh chóng và trật tự. Các bạn hãy chuẩn bị sách vở và dụng cụ cần thiết cho mon học tiếp theo một cách nhanh nhất có thể. Thời gian để làm việc này là mười giây, và chúng ta sẽ cố gắng rút xuống còn bảy giây.
Nguyên tắc số 18: Luôn ngăn nắp, gọn gàng
Mọi vật dụng cần được sắp xếp một cách ngăn nắp, gọn gàng.
Nguyên tắc số 19: Không phàn nàn về bài tập về nhà
Tôi không chấp nhận bất kỳ lời than vãn hay phàn nàn nào về bài tập về nhà. Nếu không, số lượng bài tập sẽ tăng lên gấp đôi.
Nguyên tắc số 20: Luôn luôn tôn trọng nội quy lớp học, ngay cả khi học với giáo viên dạy thế
Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động. |
Cô bé Sanvana đã giúp hàng triệu trái tim khỏe mạnh bằng cách nào? |
Nguyên tắc số 21: Tôn trọng mọi quy tắc trong lớp
Nguyên tắc số 22: Trong giờ học không ra ngoài lấy nước
Nguyên tắc số 23: Ghi nhớ tên các giáo viên trong trường và chào họ bằng tên
Nguyên tắc số 24: Luôn giữ cơ thể và nhà vệ sinh sạch sẽ
Nguyên tắc số 25: Chào mừng khách đến thăm và làm cho họ cảm thấy thỏai mái
Trường học là nơi thường xuyên có khách ghé thăm. Mỗi khi có khách đến, tôi sẽ cử hai học sinh đứng ngoài cổng trường để chào mừng họ. Các học sinh này có nhiệm vụ bắt tay chào mừng họ, tự giới thiệu về mình, sau đó dẫn họ đi thăm một vòng quanh trường trước khi đưa họ về lớp.
Nguyên tắc số 26: Không được giữ chỗ trong phòng ăn
Nguyên tắc số 27: Không nhìn chằm chằm vào người bị trách phạt
Nguyên tắc số 28: Khi có thắc mắc về bài tập, hãy gọi điện thoại cho giáo viên
Nguyên tắc số 29: Phong cách lịch sự trên bàn ăn
Có rất nhiều nguyên tắc cần áp dụng trong vấn đề ăn uống. Tôi goi những việc ấy là phong cách lịch sự trên bàn ăn.
Nguyên tắc số 30: Sau bữa ăn, hãy thu dọn rác thật sạch sẽ
Sau khi ăn xong, bạn phải dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ. Điều này bao gồm cả việc lau chùi bàn ăn và nhặt những mẩu rác dưới sàn nhà hay xung quanh khu vực ngồi ăn. Bạn cần bỏ rác đúng nơi quy định.
Nguyên tắc số 31: Khi nghỉ tại phòng khách sạn, hãy để lại tiền thưởng cho phục vụ phòng
Nguyên tắc số 32: Đi xe buýt luôn hướng mặt về phía trước
Nguyên tắc số 33: Khi gặp những người mới quen, hãy bắt tay và gọi tên họ
Trong những buổi học ngoại khóa, các bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người khác nhau. Khi được giáo viên giới thiệu với những người đó, các bạn cần ghi nhớ tên của họ ngay. Sau đó, lúc chuẩn bị ra về, các bạn hãy đến bắt tay và cảm ơn họ. Và bạn phải luôn gọi đúng tên của họ.
Nguyên tắc số 34: Chỉ lấy vừa đủ thức ăn
Nguyên tắc số 35: Nếu ai đó đánh rơi đồ gần chỗ bạn, hãy nhặt lên và đưa lại cho họ
Nguyên tắc số 36: Giữ cửa giúp người khác
Khi bạn mở cửa và có ai đó theo sau, hãy giữ cửa giúp họ.
Nguyên tắc số 37: Nói xin lỗi khi va chạm
Nếu ai đó vô tình va vào bạn, dù đó không phải là lỗi của bạn, hãy nói “Tôi xin lỗi”.
Nguyên tắc số 38: Giữ trật tự ở những nơi công cộng
Nguyên tắc số 39: Nói những lời tốt đẹp về những nơi bạn đến thăm
Khi đến thăm một nơi nào đó, chúng ta nên dành những lời nhận xét tốt đẹp về nơi ấy. Ví dụ, khi đến thăm nhà người quen, bạn có thể kkhen rèm cửa của họ thật đẹp. Đôi khi mọi người thường có cảm giác thiếu tự tin khi khách đến nhà, vị vậy bạn hãy làm cho họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu bằng những lời khen ngợi. Nếu đến thăm những nơi như nhà hát, viện bảo tang, chúng ta cũng nên khen người về kiến trúc của tòa nhà hoặc về cơ sở vật chất ở đso.
Nguyên tắc số 40: Không trò chuyện hay gọi tên to bạn khác trong buổi lễ
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ? |
Năng khiếu có di truyền hay không? |
Nguyên tắc số 41: Trả lời điện thoại với thái độ lịch sự và đúng mực
Nguyên tắc số 42: Sau mỗi chuyến đi, hãy chào và cám ơn những người lớn trong đòan
Nguyên tắc số 43: Đứng phía bên phải mỗi khi sử dụng thang cuốn. Vì bên trái là phần dành cho người đang vội đi
Nguyên tắc số 44: Luôn giữ trật tự và khép tay khi di chuyển trong hàng
Nguyên tắc số 45: Không được chen ngang
Nguyên tắc số 46: Khi ở rạp, không nói chuyện trong lúc đang trình chiếu
Nguyên tắc số 47: Không mang bánh ngô đến trường
Nguyên tắc số 48: Khi bị ai đó bắt nạt, hãy báo cho thầy
Nguyên tắc số 49: Hãy bảo vệ những điều mà mình tin tưởng
Hãy luôn bảo vệ những điều mà bạn cho là phải lẽ. Bạn đừng bao giờ phủ nhận những điều từ sâu thẳm trái tim mình, bạn biết là đúng đắn.
Nguyên tắc số 50: Hãy luôn sống lạc quan và vui vẻ
Nguyên tắc số 51: Hãy sống để không phải hối tiếc về sau
Nguyên tắc số 52: Học hỏi từ lỗi lầm và tiếp tục tiến lên
Hãy chấp nhận rằng bạn có thể phạm lỗi, nhưng điều quan trọng là bạn học hỏi từ các lỗi lầm đó và tiếp tục tiến về phía trước.
Nguyên tắc số 53: Hãy luôn trung thực trong mọi hòan cảnh
Nguyên tắc số 54: Hãy sống cho hôm nay
Nguyên tắc số 55: Hãy là chính mình
Bạn hãy là con người tốt nhất, trong khả năng có thể.
Trích dẫn hay: 7 điều quan trọng nhất trong cuộc sống: nụ cười, gia đình, những chuyến phiêu lưu, bữa ăn ngon, những thách thức, cơ hội và sự khát khao kiến thức.
Đọc thêm tại:
Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào? |
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi. |
4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi. |