Giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi là một cơ hội để “đánh thức” tài năng của trẻ, nên việc giáo dục sớm để phát triển trí thông minh ở trẻ phải bắt đầu từ khi còn là thai nhi, sơ sinh đến 6 tuổi. Các chuyên gia cho rằng “Nếu bỏ qua giai đoạn này sẽ khiến trẻ lãng phí mất thời gian quý giá để có thể phát triển nổi trội các loại hình thông minh mà trẻ sẵn có ngay từ khi còn nhỏ”.
Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thực tế đang diễn ra như thế nào?
Bắt trẻ học sớm, học nhiều cũng là một cách để phụ huynh đạt được mong muốn này. Vô hình chung điều này hình thành cuộc chạy đua ngầm của các phụ huynh. Tâm lý phụ huynh ngày nay thường muốn con mình biết nhiều, biết sớm để không thua kém bạn bè.
Với tâm lý của người Việt “Trọng người có chữ” nên kiến thức được coi là cánh cửa duy nhất để con có được cuộc sống tốt đẹp hơn, nhiều cha mẹ tạo áp lực học tập cho con cái.
Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Áp lực học tập vốn xuất phát từ ý định tốt đẹp của cha mẹ là muốn con cái học hành tốt, hiểu nhiều biết rộng, nhưng họ thường bị ảnh hưởng bởi guồng xoáy áp lực học hành của xã hội dẫn đến việc ép buộc trẻ học tập quá sớm và quá nhiều.
Thực tế việc ép trẻ học sớm, học nhiều gây ra các ảnh hưởng rất lớn đến trẻ như: thui chột ý chí trong học tập và có thể bị rối nhiễu tâm lý, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp, nhân cách của trẻ.
Đọc thêm: Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?
Vậy có nên tạo áp lực cho trẻ dưới 6 tuổi hay không?
Câu hỏi đặt ra là: Giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng trong việc phát triển tư duy, trí tuệ cho trẻ, vậy phải chọn phương pháp nào để giúp trẻ phát triển tối ưu các năng lực của mình?
Các bậc phụ huynh cần biết rằng, áp lực được chia thành hai loại: Áp lực lành mạnh và không lành mạnh. Áp lực lành mạnh là khi cha mẹ truyền những điều tốt nhất cho trẻ, hỗ trợ và động viên trẻ. Áp lực này tạo động lực để trẻ học tập và làm việc tốt hơn. Áp lực không lành mạnh thúc đẩy và thuyết phục trẻ vào những hoạt động không đáp ứng nhu cầu của trẻ, mà là đáp ứng nhu cầu của cha mẹ.
Đọc thêm: Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Nguyên tắc gây áp lực tốt cho trẻ dưới 6 tuổi đó là: Yêu cầu trẻ thực hiện các công việc phù hợp với từng lứa tuổi và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều hoạt động bổ ích; Chia mỗi hoạt động, công việc thành các giai đoạn nhỏ; Sau đó quan sát cách làm của trẻ, động viên con kịp thời; Giúp trẻ có thời gian nghỉ và hoạt động giải trí (tập thể dục, nhẩy, hát, nghe nhạc…) khi trẻ cảm thấy mệt mỏi. Và cuối cùng, khen thưởng khi con đạt được một thành tích dù nhỏ nhất.
Như vậy, vấn đề không phải là nên hay không nên tạo áp lực cho trẻ mà vấn đề là cha mẹ cần xác định áp lực mình tạo cho con có phải là áp lực lành mạnh hay chưa.
“Giáo dục là thắp lên một ngọn lửa chứ không phải là đổ đầy một cái bình” nên các phụ huynh cần chọn lựa phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục giúp thắp lên ngọn lửa đam mê học hỏi, tìm tòi ở con chứ không nên bắt con học những gì cha mẹ muốn.
Việc tạo áp lực cho trẻ không phải là điều không tốt nhưng các bậc phụ huynh cần trang bị thêm kiến thức để học cách tạo ra các áp lực tốt cho con. Các con đang là các viên ngọc thô, phải có sự rèn luyện thì viên ngọc thô đó mới có thể “tỏa sáng”, việc này hoàn toàn nhờ vào sự quan tâm, tình yêu thương của các bậc làm cha mẹ.
Đọc thêm các bài viết cùng tác giả:
1. Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?
2. Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc.
3. Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?