Thóp trẻ sơ sinh là phần rất quan trọng trong cấu tạo não bộ

Đặc điểm, chức năng và lưu ý khi chăm sóc THÓP trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh là một phần rất mềm trên đầu, trẻ sơ sinh có hai loại thóp là thóp trước (còn gọi là thóp Bregma) và thóp sau (còn gọi là thóp Lamda). Tuy các thóp chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại là vị trí quan trọng phản ánh tình trạng sức khoẻ của bé. Vậy đặc điểm các thóp này như thế nào và bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc ra sao? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?

Thóp trẻ sơ sinh là phần rất quan trọng trong cấu tạo não bộ

1. Đặc điểm thóp liên quan đến cấu tạo não bộ của trẻ

Ngay từ khi được sinh ra, cấu tạo não bộ của trẻ có đặc điểm là các xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thông thường, bố mẹ khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thóp trước thường tồn tại lâu hơn, và sẽ đóng lại từ 12 đến 18 tháng sau khi sinh.

Kích thước của thóp: thóp trước có dạng hình thoi, kích thước khoảng 2cm. Thóp sau khá nhỏ, đủ để bạn nhét vừa một ngón tay út. Kích cỡ các thóp khác nhau giữa bé này với bé khác, có thóp nhỏ nhưng cũng có thóp lớn hơn. Đây là một vấn đề sinh lý bình thường trong cấu tạo não bộ.

Thóp trước có đặc điểm là liên tục thay đổi. Ngày đầu sau sinh, kích thước của thóp thay đổi từ 0,6 đến 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng có kích thước tương tự nhau. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay.

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.

2. Chức năng của các thóp

Không phải ngẫu nhiên mà cấu tạo não bộ của trẻ lại có các thóp mềm yếu như vậy. Các thóp ấy có những chức năng rất tuyệt vời như:

  • Bảo vệ cho não bộ của trẻ trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ, nó sẽ bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi, bé sẽ bị đau. Hơn nữa, điều này có thể gây ra hiện tượng chảy máu trong sọ, vùng mắt hoặc màng xương.
  • Khi bé hét to, các thóp có thể phồng lên. Điều này rất bình thường. Tuy nhiên, sự căng hoặc phồng của thóp có thể là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng từ trong bụng mẹ hoặc viêm nhiễm từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, nếu thấy thóp trẻ bị phồng lên bất thường nhiều lần, bạn hãy đưa trẻ đi khám ngay. Khi bé sốt cao, bị nôn hoặc tiêu chảy nhiều, thóp trẻ sẽ thường bị lõm xuống báo hiệu về sự kiệt sức, mất nước của cơ thể. Khi ấy, bạn cần kiểm soát chế độ uống nước của bé và cho bé uống nhiều hơn. Vì vậy, có thể nói thóp là một nơi bào hiệu bệnh tật của trẻ.
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.

Có 2 loại thóp là thóp trước và thóp sau

3. Những lưu ý của cha mẹ khi chăm sóc thóp của trẻ

Nắm bắt được cấu tạo não bộ của trẻ có những điểm yếu là các thóp và đó là những bộ phận quan trọng, bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc thóp của trẻ như sau:

  • Bạn có thể chạm vào vùng thóp của trẻ. Tuy nhiên, bạn nên chạm nhẹ vì nếu chạm mạnh có thể làm tổn thương cấu trúc bên trong não bộ. Khi trời lạnh, bạn cũng nên đội mũ để giữ cho thóp trẻ không bị lạnh.
  • Trong quá trình tắm cho trẻ, bạn cần phải xoa đầu trẻ nhẹ nhàng, tránh xoa mạnh sẽ khiến thóp trẻ dễ bị tổn thương.
  • Không dùng tay ấn mạnh vào thóp hoặc tỳ đè bất kỳ vật nặng, vật nhọn nào lên vùng thóp của trẻ.
  • Tránh để trẻ bị ngã đập đầu vì có thể dẫn đến tổn thương não qua các thóp.
  • Thường xuyên theo dõi thóp trẻ có phồng ra nhiều hay lõm vào vì mỗi biểu hiện khác thường ở thóp trẻ đều cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Ví dụ, thóp phồng ra nhiều có thể biểu hiện trẻ đang bị viêm màng não mủ hoặc thóp lõm vào do cơ thể trẻ thiếu nước (vì tiêu chảy),…

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết thêm thông tin về cấu tạo não bộ của trẻ có một bộ phận thú vị gọi là thóp phải không nào. Từ cơ sở đó, các bậc cha mẹ hãy nắm bắt thêm những đặc điểm về sinh lý, bệnh lý và cách chăm sóc thóp trẻ để trẻ có sức khỏe tốt nhất, các bạn nhé!


Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Năng khiếu có di truyền hay không?

Leave a Reply