Nhà văn Elbert Hubbard đã viết rằng “Sai lầm lớn nhất bạn thường mắc phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”. Một khi bạn đủ can đảm để thừa nhận những sai sót, không đổ lỗi hay giấu diếm thì đó sẽ là một liều thuốc hữu hiệu nhất giúp bạn nên người. Chính vì trong quá trình phát triển, tư duy của trẻ chưa thật sự hoàn thiện nên trẻ cũng sẽ mắc phải những sai lầm nhất định. Vì vậy, vấn đề cha mẹ có nên cho con cơ hội mắc sai lầm là một điều mà bạn cần biết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu về nếp nhăn trên não trẻ. |
Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ. |
1. Nguồn gốc của những sai lầm
Hàng ngày, chúng ta không tránh khỏi việc tiếp xúc với rất nhiều thông tin có phần tiêu cực, từ những việc đơn giản đến phức tạp như hàng nghìn người bỏ tiền vào công ty đa cấp, các doanh nhân tính toán sai lầm dẫn đến phá sản, cho đến sai lầm trong tình yêu, hôn nhân khiến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra. Dường như trong cuộc sống này, sai lầm vẫn luôn rình rập, bao phủ xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ cần ta sơ suất là phạm phải sai lầm ngay lập tức.
Nguồn gốc của những sai lầm vô cùng đa dạng và phong phú. Nó có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, đối với trẻ em, hầu như tất cả những sai lầm đều xuất phát từ sự chưa hoàn chỉnh trong tư duy của trẻ. Do trẻ chưa biết rõ, chưa suy nghĩ đúng đắn, chưa có kinh nghiệm để giải quyết một vấn đề, quyết định một sự việc hoặc trong đối nhân xử thế. Chính vì điều đó đã dẫn đến những sai lầm ở trẻ.
Một vài lỗi sai thường gặp ở trẻ như bị dụ dỗ làm việc xấu, ăn cắp vặt, nói dối bố mẹ, làm sai bài tập, trốn học để đi chơi cùng bạn bè, trốn học để ở nhà xem tivi, xin tiền để mua đồ chơi thay vì mua dụng cụ học tập, cho người không đáng tin cậy vào nhà mình,…
Dạy bé tập thể dục theo tư thế động vật. |
4 loại rau củ tốt cho sự phát triển của trẻ. |
2. Thái độ cần có của bố mẹ đối với những sai lầm của trẻ
Việc quan trọng và cần thiết nhất là bố mẹ nên hiểu rằng tư duy của trẻ còn khá non nớt, trẻ chưa hiểu chuyện, chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được dạy bảo nên dễ mắc phải những sai lầm. Vì vậy, bố mẹ nên có thái độ cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ cùng trẻ. Hơn thế nữa, là cha mẹ, là những người lớn hiểu chuyện, bạn nên dạy cho trẻ cách tự nhìn nhận lỗi sai của mình mà sửa chữa. Nên khuyến khích trẻ mạnh dạn nhận lỗi khi làm sai, nên dám nhìn thẳng vào lỗi sai của mình. Đồng thời, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ hướng khắc phục, sửa đổi những lỗi sai ấy.
Bên cạnh đó, bạn cần hướng cho trẻ những điều tích cực hơn nếu trẻ chịu sửa sai. Đó có thể là một sự biến đổi lớn trong tư duy của trẻ, trẻ sẽ có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống, mọi người sẽ yêu thương, sẽ tin tưởng trẻ hơn, trả sẽ gặp nhiều thuận lợi trong học tập và công việc về sau.
Nói tóm lại, trước khi đến được thành công, chúng ta thường vấp phải nhiều sai lầm dẫn đến thất bại và đôi khi còn hải trả giá cho những sai lầm ấy. Đặc biệt đối với trẻ em, khi mà tư duy của trẻ chưa hoàn thiện thì trẻ càng dễ mắc phải sai lầm. Thế nhưng, bạn hãy dạy cho trẻ biết rằng trẻ không nên hoảng loạn mà hãy bình tĩnh, tự trấn an rồi tìm cách giải quyết thích hợp. Bạn hãy dạy cho trẻ biết rằng “khi một cánh cửa khép lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra”. Hơn thế nữa, mắc sai lầm sẽ giúp trẻ học được cách suy nghĩ tích cực hơn và không cảm thấy nuối tiếc vì điều mình đã chọn.