Mẹ sẽ làm gì khi con bị điểm kém?

Khi con bạn mang gương mặt ủ rũ vì điểm kém thông báo kết quả bài thi, bài kiểm tra thì cha mẹ chắc chắn không thể có tâm trạng vui vẻ, thoải mái được. Làm cha mẹ, ai chẳng mong muốn con mình thông minh, giỏi giang. Là một người mẹ có thâm niên tôi rất thấu hiểu cảm giác buồn bực, khó chịu và cả cảm giác “thất bại” khi con bị điểm kém.

Bài viết liên quan: Lời khuyên của chuyên gia: Cha mẹ nên có thái độ nào đối với việc học hành của trẻ?

Là một người cũng khá chịu khó đọc sách về nuôi dạy con cái, tôi hiểu là không được phép la mắng, hay dùng các biện pháp trừng phạt trẻ. Vì cách đó có thể dẫn đến việc trẻ vì sợ trách phạt và sẽ che giấu điều này, đến khi cha mẹ phát hiện ra thì kiến thức bị hổng quá nhiều, phải rất khó khăn để bù lại. Nhưng khi hay con bị điểm kém là tôi như ngay lập tức biến thành “mụ dì ghẻ” trong chuyện cổ tích vậy. Chỉ sau khi “giải quyết” xong cơn tức giận, tôi mới có thể ngồi với con tìm ra giải pháp khắc phục cho việc con bị điểm kém.

Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.

con bi diem kem
Bị điểm kém, trẻ cũng buồn và cảm giác “thất bại”

Sau nhiều lần hành xử mất hình tượng “mẹ hiền”, tôi cũng rút ra được bài học là việc đầu tiên mẹ phải làm là giữ bình tĩnh. Với cá nhân tôi thì việc giữ bình tĩnh cũng rất khó khăn. Kinh nghiệm của tôi là: khi con bị điểm kém thì việc đầu tiên tôi làm là nói với con “mẹ con mình xử lý việc này sau nhé”, và ra khỏi nhà đi bộ. Tôi chỉ quay về nhà khi cảm giác giận dữ, thất vọng không còn nữa và tâm trí cũng thông suốt về những việc cần làm để giúp con cải thiện điểm số.

  1. Bị điểm kém cũng làm trẻ buồn và cảm giác “thất bại”, vì vậy đừng dán nhãn cho trẻ là “ngu ngốc”.
  2. Xác định nguyên nhân trẻ bị điểm kém: hổng kiến thức, cách trình bày, phân bổ thời gian làm bài chưa hợp lý, dành thời gian chưa đủ cho môn học…
  3. Cùng trẻ giải quyết các vấn đề: bạn có thể giảng lại kiến thức cơ bản cho con, giúp con ôn bài, làm bài tập, đưa ra kế hoạch lấp đầy lỗ hổng kiến thức cho con…
  4. Giúp trẻ nhận thức được: Con học vì tương lai của con chứ không phải học “hộ” cha mẹ, học vì những “ước mơ dang dở” của cha mẹ.
  5. Khen ngợi khi con có tiến bộ đầu tiên: khi bài kiểm tra sau của con đạt điểm cao hơn bài kiểm tra trước. Hãy khen ngợi con. Việc khen ngợi sẽ giúp trẻ tự tin hơn, phấn đấu đạt được thành tích cao hơn trong tương lai. Việc khen ngợi cũng chứng tỏ bạn luôn quan tâm tới việc học tập của con.
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

Một đứa trẻ không thể xuất sắc tất cả các môn nên cha mẹ cũng cần xác định được mức độ mong muốn cho từng môn học. Sự kì vọng quá cao của cha mẹ có thể dẫn đến áp lực không đáng có của con.

Mỗi khi con bị điểm kém, đừng nổi nóng (nếu “nóng” thì chờ “hạ hỏa” rồi tiếp tục nói chuyện với con) nhưng cũng đừng thờ ơ thái quá, kiểu “Điểm số không quan trọng, học nhiều cũng không ích gì cho tương lai”. Cách nói chuyện bình tĩnh, nghiêm túc, cùng con đưa ra giải pháp thay đổi… của bạn cũng là “làm gương” để sau này trưởng thành trẻ giải quyết các vấn đề một cách có trách nhiệm.


Bài viết cùng tác giả:

Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?
Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc.
Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?
Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên?
Sơ đồ tư duy là gì?

Leave a Reply