Tế bào thần kinh gương và mối quan hệ với tư duy trẻ em

Phát triển tư duy thông qua việc hiểu về tế bào thần kinh gương ở trẻ nhỏ

Người Việt Nam thường có câu nói cửa miệng là “cha mẹ nào thì con nấy”, đây là một đúc kết qua việc quan sát tính cách của những đứa trẻ và cha mẹ chúng. Thế nhưng các nhà khoa học đã giải thích được hiện tượng này dựa trên việc phát hiện ra một loại tế bào thần kinh phản chiếu hay còn gọi là tế bào gương.

Năm 1996, khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu não bộ của loài khỉ Macaque, các nhà khoa học đã phát hiện được ra trong vỏ não của chúng có một nhóm các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm trong việc phản hồi các phản ứng của con người. 

Đọc thêm: Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.

Điều đáng ngạc nhiên là đơn vị neuron thần kinh này không chỉ hoạt động khi những con khỉ này làm gì đó, mà còn hoạt động khi nó nhìn thấy một hành động – dù là nhỏ nhất – của các con khỉ khác. Bởi khả năng phản ứng lại với các hành động của vật thể khác như vậy, các nhà nghiên cứu đã đặt tên nhóm neuron thần kinh này là “neuron gương”. Những thử nghiệm sau này cho thấy não bộ con người cũng tồn tại những neuron gương này và bất nhờ hơn, những tế bào thần kinh này phản ánh cả cảm xúc và cảm nhận của con người (theo Genk).

Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.

img-3363-1480068320189

Giáo sư Vittorio Gallese -Giáo sư thần kinh học người Ý, tại Đại học Parma, một trong những người đầu tiên tìm ra neuron gương, cho rằng khi ta tiếp xúc với một ai đó, chúng ta làm nhiều hơn là chỉ quan sát hành vi của họ. Ông tin rằng chúng ta tạo ra được một hình mẫu giả định của cảm xúc, cảm giác và hành động của người ta trong chính não bộ của mình, cứ như thể chính chúng ta đang trải nghiệm nó vậy.

Qua đó họ giải thích rằng em bé thường có cử động, ánh mắt, hé miệng giống như người đối diện, nhất là những người thân mà em thường xuyên tiếp xúc. Khi thấy mọi người nói chuyện, những tế bào não của cha mẹ sẽ được “sao chép” bởi não của em bé, ngay lập tức và cấu thành, và từ từ xây dựng cấu trúc ngôn ngữ, hành vi của chính mình.

Đọc thêm: Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.

Điều này cũng giải thích việc tại sao khi nhìn thấy một người bất hạnh, con người thường cảm thấy đồng cảm. Nhưng khi những tế bào này bị kích thích quá mức (như khi xem phim bạo lực, chơi game….) thì những tế bào này sẽ phản ứng ngược lại. Nghĩa là ở mức bị kích thích cao độ, não sẽ khởi động chế độ tự bảo vệ để ngăn các tế bào này hoạt động nhưng đồng thời lâu dần người đó sẽ trở thành người “vô cảm” (theo Dân trí).

Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?

mother-fun-baby-happy-56620

Với những đứa trẻ nhỏ, khi bé xem một chương trình tivi yêu thích thường có xu hướng xem đi xem lại một vài lần sau đó bắt chước theo. Điều này không hẳn là xấu vì hoạt động đó giúp bé rèn luyện tay chân và phát âm. Đây là một trong những cách để kích thích tế bào thần kinh phản chiếu trong não bộ của bé.

Tuy nhiên không nên để cho trẻ xem tivi quá nhiều cũng như tiếp xúc với những chương trình không có ích cho trẻ em (bạo lực, nhảm nhí…). Việc xem liên tục cũng khiến bé bị mỏi mắt, căng thẳng không thể tập trung xử lý các thông tin đã xem. Tác giả Kubota Kayoko trong “Mẹ Nhật nuôi con nhàn tênh” đã đưa ra lời khuyên rằng, chỉ nên cho trẻ xem một chương trình trẻ yêu thích, cộng thêm 10 phút trước và sau chương trình đó mà thôi.

Tham khảo:

http://genk.vn/nho-mot-thu-trong-nao-chung-ta-fbi-hay-cia-co-the-doc-duoc-suy-nghi-cua-moi-nguoi-20161125171221376.chn 

http://dantri.com.vn/khoa-hoc/te-bao-than-kinh-guong-hay-te-bao-than-kinh-phan-chieu-1346428432.htm 

Mẹ Nhật nuôi con nhàn tênh – Kubota Kayoko

Leave a Reply