Cách giúp trẻ phát triển khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp mà con người sử dụng để giao tiếp hay liên lạc với nhau. Đồng thời, ngôn ngữ cũng là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể nào đó, là cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Ở trẻ em, ngôn ngữ thường được hình thành từ khi trẻ được 8 đến 9 tháng tuổi, bắt đầu bằng những tiếng sơ khởi và giản đơn như ba, bà, a, ạ,…

Theo thời gian, vùng phát triển ngôn ngữ Broca trên não phát triển giúp trẻ có khả năng nói nhiều hơn. Từ tuổi nhũ nhi đến 8 tuổi, trẻ có những mốc thời gian và giai đoạn khác nhau đáng kể trong việc phát triển vốn từ vựng và cách diễn đạt ngôn. Vì vậy, việc rèn luyện ngôn ngữ sẽ giúp cho trẻ gặp thuận lợi rất nhiều trong học tập và giao tiếp.

Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.

1. Vai trò của việc biểu đạt bằng ngôn ngữ

Như đã nói ở trên, ngôn ngữ là một vốn quý giá mà con người có được để giao tiếp với nhau. Nếu như ở những loài vật bậc thấp, ngôn ngữ chỉ là những tiếng hú, những âm mang tính biểu trưng thì ở con người, ngôn ngữ được biểu đạt bằng từ ngữ cụ thể thông qua hình thức nói, viết hoặc thậm chí là ngôn ngữ hình thể.

Chính vì vậy, vai trò của việc biểu đạt bằng ngôn ngữ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Rèn luyện ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ là một việc rất quan trọng đối với trẻ nhỏ nhằm trao đổi thông tin một cách chính xác với những người khác theo cách có ý nghĩa. Một đứa trẻ có sự hình thành ngôn ngữ trước khi có thể dùng từ ngữ, như khóc khi muốn đòi gì đó trẻ còn bé. Bất kỳ một sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đứa trẻ cũng như đánh mất nhiều khả năng truyền tải thông tin sau này.

Giúp trẻ khám phá thế giới qua tranh.
Dạy bé những nét vẽ đầu đời.

cách giao tiếp cho trẻ 2

Việc rèn luyện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ

Việc rèn luyện khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ không những giúp trẻ có tính kiên trì, khéo léo, linh hoạt mà còn góp phần giúp bộ não của trẻ phát triển hơn, trẻ trở nên thông minh hơn và hoạt bát hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy những trẻ phát triển về ngôn ngữ thường có chỉ số thông minh IQ cao hơn những trẻ ít nói, học giỏi hơn cũng như ít bị nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn.

2. Cách giúp trẻ rèn luyện khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ

Vậy cha mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ thông qua những biện pháp đơn giản sau:

Thứ nhất, khi trẻ còn nhỏ, bạn hãy tập cho trẻ bi bô nói chuyện càng sớm càng tốt. Có thể khởi đầu bằng những từ đơn như ba, bà, cha, ạ, mẹ,… cho đến những tiếng có hai âm tiết như chị ơi, ba ơi, bà ơi, mẹ ơi,… Lớn hơn, bạn có thể tập cho trẻ nói những câu đơn ít từ ngữ, rồi đến những câu phức.

Tiếp theo, khi trẻ đã đến tuổi mẫu giáo, việc rèn luyện ngôn ngữ viết cho trẻ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ, dạy trẻ cách viết chữ, đọc chữ. Bạn có thể cầm tay tập cho trẻ viết những chữ cái, rồi những từ, lớn hơn nữa là những câu đơn. Dạy trẻ tập đọc những câu chuyện ngắn, rồi sau đó là học thuộc lòng bài hát, câu chuyện cổ tích.

Khi trẻ lớn hơn chút nữa, bạn hãy tăng cường các biện pháp tâm lý để con bạn tin hơn trong giao tiếp, dám chia sẻ, dám thể hiện cảm xúc, trình bày ý kiến, nói rõ ràng những suy nghĩ của mình trước mọi người. Đồng thời, bạn hãy giúp trẻ biết cách lắng nghe, biết ghi nhớ, biết trò chuyện, làm chủ tình huống và ứng xử kịp thời trước những câu hỏi. Dần dần, sự rèn luyện sẽ giúp trẻ hình thành một thái độ chủ động, luôn sẵn sàng và yêu thích việc giao tiếp.

Bé học cách giải quyết khó khăn qua câu chuyện Khỉ và cá sấu.
Kiến và châu chấu – Câu chuyện về sự chăm chỉ

cách giao tiếp cho trẻ 1

Hãy rèn luyện cho trẻ kỹ năng nói trước đám đông

Bước kế đến, bạn hãy rèn luyện cho trẻ các thao tác tư duy về mặt ngôn ngữ như: quan sát, suy nghĩ, liên tưởng và đồng cảm. Điều này sẽ làm cho khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, cao hơn và có chiều sâu hơn.

Cao hơn nữa, bạn hãy rèn luyện cho trẻ thành thạo hai kỹ năng quan trọng là tranh luận và phản biện, từ đó hình thành kỹ năng thuyết trình, hùng biện tốt, thu hút và thuyết phục người nghe.

Bạn hãy luôn nhớ rằng rèn luyện trẻ từ khi còn nhỏ sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong tương lai về học tập cũng như giao tiếp trong cuộc sống. Đặc biệt, khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ là một trong những chìa khóa giúp trẻ thành công, đạt kết quả cao trong học tập cũng như gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống xã hội sau này.


Đọc thêm:

Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?
Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc.
Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?
Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên?
Sơ đồ tư duy là gì?
4 kỹ năng mềm cần thiết cho trẻ mầm non – Học từ doanh nhân nhí Bảo Ngọc.

Leave a Reply