Trẻ lớn sẽ buồn hay vui đối với chuyện có em, thương hay ghét em của mình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của trẻ cũng như cách cư xử, thái độ, sự công bằng của bố mẹ. Thực tế, nhiều trường hợp các bà mẹ khi mang thai lần thứ hai thường rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc stress nhẹ. Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ khiến họ không chăm sóc con tốt như trước. Điều này làm cho trẻ lớn cảm thấy mình bị lãng quên.
Ngay từ khi em bé còn trong bụng mẹ, trẻ lớn đã nhận ra một số điều như: mình không được ngủ cùng mẹ, không được mẹ bồng bế nữa, không được cưng chiều như trước,… Tất cả những điều ấy đôi lúc làm cho trẻ nghĩ rằng em bé là kẻ sẽ chiếm tình thương của bố mẹ dành cho mình. Chính vì vậy, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi có em để con trải qua giai đoạn khó khăn một cách yên bình nhất.
16 mẹo giúp bé ham mê đọc sách. |
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản. |
1. Những thay đổi trong tư duy của trẻ lớn khi biết mình có em
Đối với trẻ lớn, do quá trình tư duy của trẻ đã hình thành và phát triển ở một mức độ nhất định nên việc có em ít nhiều sẽ gây ra tình trạng stress tâm lý cho trẻ. Đa phần trẻ sẽ trở nên ít nói và ít đùa giỡn hơn. Một số trẻ biểu hiện rõ sự buồn bã và rất dễ khóc vì tủi thân. Những trẻ lớn hơn thì cố tỏ ra như không có chuyện gì, nhưng trong lòng lại rất buồn. Nói chung, tất cả những biểu hiện thay đổi của bé đều nhằm tạo ra sự chú ý đối với mẹ dành cho mình.
Nếu như những cố gắng của trẻ không có tác dụng, cha mẹ vẫn quan tâm nhiều quá đến em bé sắp ra đời, trẻ lớn sẽ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực. Trẻ có thể nói những điều không tốt về em bé, chê em bé xấu, không ngoan ngoãn,… Có không ít trường hợp lén lút đánh em, nhéo em để em khóc thét vì nghĩ rằng khi em bé khóc, mẹ sẽ không thương em bé nữa. Có trẻ lại thích tranh giành đồ ăn với em, hoặc thậm chí cố tình đẩy em, làm em ngã cho bõ tức.
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì? |
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. |
2. Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi có em như thế nào?
Theo các chuyên gia giáo dục trẻ em, trước khi có kế hoạch sinh con thứ 2, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con lớn, để ổn định tư duy của trẻ, tâm lý của trẻ và để trẻ không bị stress khi gia đình có thêm thành viên mới. Những điều cha mẹ cần làm đó là:
- Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ lớn khi bắt đầu có kế hoạch mang thai với những câu hỏi kích thích tư duy của trẻ hoặc những trò chơi, mở rộng sự giao tiếp với những gia đình đã có 2 con. Ví dụ: bạn có thể dẫn trẻ đi thăm gia đình bạn bè có em bé mới ra đời, chỉ cho trẻ thấy là nhà đó đã có thêm em bé, và trẻ lớn được làm anh, làm chị, trở thành người lớn. Bạn hãy kể những câu chuyện về mèo con, thỏ con, gấu con khi có thêm em bé, giúp mẹ chăm sóc em bé. Kể cho trẻ biết ngày xưa trẻ ở trong bụng mẹ như thế nào, khi ra đời thì non nớt và cần được chăm sóc như thế nào.
- Trong quá trình người mẹ mang thai, người mẹ tốt hơn hết là để trẻ lớn giao tiếp với thai nhi thông qua các phương pháp thai giáo. Hoạt động này giúp thay đổi tư duy của trẻ, gắn kết tình cảm gia đình rất hiệu quả. Ví dụ: cho bé nói chuyện với thai nhi, khuyến khích trẻ chọn quần áo cho em, chọn đồ chơi cho em mình, khuyến khích trẻ đặt tên cho em…
Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ. |
Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào? |
- Dù mệt mỏi, vất vả với việc thai nghén đến đâu, người mẹ cũng không nên quát nạt, la rầy trẻ lớn. Bạn hãy nhờ người thân san sẻ việc nhà nhằm giảm áp lực công việc để mẹ bầu có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, dành nhiều thời gian cho trẻ lớn. Đó là cách giúp trẻ lớn không cảm thấy mình bị mẹ bỏ rơi. Các mẹ bầu nên chú ý rằng một câu lỡ lời la mắng của bạn trong giai đoạn nhạy cảm này có thể khiến trẻ lớn nghĩ rằng mẹ hết thương mình, chỉ còn thương em bé thôi. Suy nghĩ ấy có thể tác động sâu sắc đến tư duy của trẻ khiến trẻ ghét em.
- Sau khi bé thứ hai ra đời, hãy để trẻ lớn được yêu thương, chăm sóc em mình. Giao cho trẻ một số công việc ý nghĩa như chọn quần áo cho em mặc, chụp hình em, trông em ngủ, đưa võng cho em hay đút bột dinh dưỡng cho em… Hãy đánh giá cao sự giúp đỡ này của trẻ.
- Cuối cùng, hãy giúp trẻ ghi nhớ việc cả nhà rất yêu thương trẻ và luôn luôn như thế. Tình yêu của người lớn mênh mông như biển cả và không thể so sánh giữa bản thân trẻ và em được. Cha mẹ cũng nói luôn rằng, bất kỳ một câu nói “đùa” vô duyên của người khác như “có em thì con ra rìa” “con gái sao mà được yêu như con trai”… sẽ không quan trọng và chẳng ảnh hưởng gì tới tình cảm của ba mẹ dành cho con cả. Vì vậy con hãy an lòng.
Qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc, các bậc cha mẹ sẽ nằm được những gì mình cần chuẩn bị trong kế hoạch có đứa con thứ hai, đồng thời giúp cho tư duy của trẻ lớn, tâm lý của trẻ lớn không xuất hiện những yếu tố tiêu cực. Mến chúc các bạn sẽ có một gia đình hòa thuận, hạnh phúc khi có thêm thành viên mới.