Cá tính của mỗi người là một tập hợp những phẩm chất mà người ấy có và nó khiến chúng ta trở nên khác biệt với những người xung quanh. Cá tính góp phần giúp chúng ta định hình nên tư tưởng trong việc phân biệt phải trái, đúng sai. Đối với một người, trong suốt quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn, cá tính được chia thành 3 giai đoạn chính là: trẻ em, trưởng thành và về già. Trong nhiều nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học chú ý đến cá tính được hình thành trên cơ cở nền tảng là quá trình tư duy của trẻ với nhiều nội dung thú vị và hấp dẫn.
Đọc thêm: Nhắc nhở trẻ quá nhiều không khiến trẻ nghe lời.
1. Sự hình thành cá tính của trẻ
Theo các nhà khoa học, cá tính của trẻ được hình thành từ rất sớm kể từ khi bé được 6 tháng tuổi. Song song với quá trình hình thành và phát triển về tư duy của trẻ, cá tính của trẻ cũng mang những đặc điểm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, tựu trung lại vẫn là cá tính thuộc giai đoạn trẻ em với đặc điểm chung là: dễ thay đổi, bồng bột, thích thể hiện nhưng có thể dạy bảo được.
2. Những loại cá tính ở trẻ em
Cá tính của trẻ ở từng độ tuổi tuy không khác nhau cho lắm nhưng ở mỗi trẻ lại mang một nét riêng biệt giúp ta rất dễ phân biệt trẻ này với trẻ kia. Tùy theo sự phát triển tư duy của trẻ, bộ não của trẻ mà trẻ học hỏi được những điều khác nhau và cũng góp phần hình thành nên nhiều loại cá tính khác nhau:
- Trẻ dễ chịu, dễ tính: trẻ có cá tính này thường biểu lộ những cảm xúc, những phản ứng tích cực. Trẻ thường phản ứng nhẹ nhàng với những điều làm bé không vừa ý. Trẻ rất dễ dỗ dành. Đồng thời, trẻ cũng rất dễ thích nghi với những thay đổi về thời điểm thức ngủ, món ăn, nơi ở,… Nếu trẻ thuộc nhóm cá tính này thì cha mẹ nên mừng vì trẻ rất dễ dạy bảo và tư duy của trẻ rất tích cực.
- Trẻ khó tính, khó chịu: trẻ hay quấy khóc, kém thích nghi với những thay đổi của môi trường sống. Trẻ đôi khi ương bướng và rất khó dạy bảo. Tư duy của trẻ thường có xu hướng tiêu cực và trẻ thường không lạc quan đối với mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống. Đối với những trẻ này, cha mẹ nên kiên nhẫn dạy trẻ để trẻ sửa đổi một cách từ từ. Đồng thời, đừng thay đổi đột ngột hoàn cảnh sống, môi trường sống của trẻ vì có thể làm cho trẻ bị ốm.
- Trẻ chậm thích nghi: những trẻ có cá tính này thường có những phản ứng không thích nghi vào thời gian đầu. Tuy nhiên sau đó, trẻ sẽ dần chuyển sang giống tính cách của những trẻ dễ chịu. Vì vậy, cha mẹ có những đứa con thế này đừng vội buồn mà hãy kiên trì dạy bảo trẻ nhé!
Tư duy phản biện có thể giúp não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần. |
Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và đối diện với thất bại một cách tích cực. |
3. Những phương diện mà cha mẹ cần theo dõi và uốn nắn cá tính của trẻ
Mặc dù không hiểu được tư duy của trẻ đang nghĩ gì nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được cá tính của trẻ thông qua những phương diện cụ thể như sau:
- Sự hiếu động của trẻ.
- Nhịp độ và thói quen hàng ngày của trẻ.
- Cách trẻ phản ứng với những thay đổi của môi trường sống như nơi ở, thức ăn, thời tiết,…
- Sự thích nghi: trẻ có thích nghi dễ dàng với một biến cố nào đó trong cuộc sống hay không: ví dụ như có em, đi học, ở nhà ông bà,…
- Cường độ phản ứng: trẻ phản ứng nhẹ nhàng hay mạnh mẽ trước một sự việc nào đó? Phản ứng của trẻ có xu hướng tích cực hay tiêu cực?
Ông bà ta có câu “Cha mẹ sinh con ai nỡ sinh lòng”. Chính vì vậy, sự hình thành cá tính của trẻ là một điều tất yếu mà cha mẹ khó có thể điều khiển theo mong muốn của mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động dạy bảo trẻ, uốn nắn trẻ để trẻ phát huy những cá tính tích cực, hạn chế dần những cá tính tiêu cực để trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời, bạn nhé!