5 quan điểm giáo dục trẻ em nổi tiếng của người Nhật

Trong số những quốc gia phát triển tại châu Á, người Nhật nổi tiếng vì cách giáo dục và rèn luyện trẻ em về những kỹ năng sống cũng như sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình tư duy. Vậy người Nhật dạy trẻ em theo những quan điểm chính nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên.

Giáo sư Toyama Shigehiko, nhà văn, nhà ngôn ngữ, nhà phê bình giáo dục nổi tiếng người Nhật Bản đã đưa ra 5 quan điểm giáo dục trẻ nổi tiếng mà các bậc cha mẹ nên noi theo.

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

mẹ là người thầy đầu tiên  Mẹ là người thầy vĩ đại nhất của trẻ

1. Quan điểm thứ nhất: “Mẹ là người thầy vĩ đại đầu tiên của trẻ, là người khai sáng quá trình tư duy của trẻ”

Giáo sư Toyama Shigehiko cho rằng: từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu khả năng nhận thức về thế giới xung quanh, quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu khởi động. Vì vậy, đó cũng là thời điểm cha mẹ cần bắt đầu việc giáo dục trẻ. Nếu người mẹ biết cách giáo dục trẻ đúng đắn, khoa học sẽ tạo được rất nhiều điều tích cực cho con mà những trường học sau này không thể làm được.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ, đồng thời cũng cần được nuôi nấng về mặt tinh thần. Qua đó, trí não của trẻ mới được phát triển. Một khi mang nặng suy nghĩ về sự kém cỏi của bản thân so với người khác, trẻ sẽ mất tự tin và rất nhút nhát trong giao tiếp. Hậu quả của điều đó là trẻ sẽ hình thành thái độ phản kháng nhằm bảo vệ chính mình. Khi ấy, những gì cha mẹ và nhà trường cần dạy dỗ sẽ không hiệu quả thêm nữa. Vì vậy, qua nghiên cứu thực tế, mẹ là người tạo dựng nên tâm hồn của trẻ, một yếu tố quyết định sự hình thành nhân cách của trẻ từ nhỏ cho đến trưởng thành.

Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động.
Cô bé Sanvana đã giúp hàng triệu trái tim khỏe mạnh bằng cách nào?

2. Quan điểm thứ hai: “Tùy vào từng đứa trẻ mà có những biện pháp giáo dục trẻ một cách cứng rắn hay mềm mỏng”

Tư duy của trẻ rất đa dạng, phong phú và thay đổi theo từng cá thể, từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, bố mẹ cần phải xem xét tính cách và khả năng của đứa trẻ rồi mới quyết định giáo dục theo kiểu cứng rắn hay kiểu mềm mỏng mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, dù chọn theo phương pháp nào, bố mẹ cũng cần phải nhớ rằng mình phải làm gương cho con cái từ cách ăn nói, đến cử chỉ, hành động, cách giao tiếp, ứng xử hàng ngày,…

giao tiep1 Thái độ của cha mẹ nên phụ thuộc vào tính cách của trẻ

3. Quan điểm thứ ba: “Khi giáo dục trẻ, bố mẹ không nên đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ từ đơn giản đến phức tạp”

Nếu đứa trẻ được sinh ra trong gia đình khá giả mà được đáp ứng mọi nhu cầu thì chúng sẽ có thể làm được những gì mình muốn một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng không cần phải cố gắng, không có nhu cầu học tập. Những đứa trẻ này thường lười biếng, chỉ biết hưởng thụ, nhút nhát và không thể đương đầu với mạo hiểm, thử thách. Đồng thời, trí thông minh, sự linh hoạt trong tư duy của trẻ cũng sẽ suy giảm dần theo thời gian.

Nếu đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó và được dạy dỗ cần phải nỗ lực vượt qua khó khăn. Chính vì vậy, ý chí của chúng rất cao, chúng sẽ luôn nỗ lực và phấn đấu để vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Điều này tương tự như việc huấn luyện một con thú dũ. Nếu bạn bỏ đói chúng và bắt chúng làm theo ý mình, rồi thưởng cho chúng bữa ăn ngon khi chúng làm đúng theo yêu cầu thì sẽ dễ dàng huấn luyện được chúng. Nhưng nếu cho chúng ăn uống no đủ thường xuyên thì chúng sẽ lười biếng và không làm theo mệnh lệnh. Các bậc cha mẹ không nên chiều chuộng con cái quá mức vì điều đó sẽ làm giảm sự nỗ lực và cưới đi mất sự gan dạ của trẻ.

4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.

4. Quan điểm thứ tư: “Các bậc cha mẹ phải dũng cảm cai sữa cho con”

Đây là một câu nói mang nghĩa bóng. Nhiều bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, không muốn làm trái ý con mình nên đã khiến nhiều đứa trẻ ỷ lại, phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ. Vì vậy, trẻ không thích vui chơi với bạn bè mà chỉ thích vui chơi với bố mẹ.

Người Nhật có câu tục ngữ rất hay là “Cây con không thể lớn khi núp bóng dưới cây mẹ”. Vì vậy, khi trẻ đã lớn, cha mẹ cần tạo một khoảng cách nhất định đối với trẻ trẻ, cho trẻ  có không gian riêng để phát triển. Hãy để trẻ dần dần tự làm chủ những cuộc lữ hành trong đời mình. Điều này sẽ góp phần làm phát triển tư tuy của trẻ, giúp trẻ trở nên thông minh hơn, chủ động hơn.

5. Quan điểm thứ năm: “Không quá áp đặt thành tích đối với trẻ”

Quan điểm thành tích cao, phải đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi khiến cả cha mẹ lẫn con cái thường xuyên rơi vào tâm trạng thất vọng, chán nản, hụt hẫng. Thay vì mong muốn con mình phải thật giỏi, phải đạt điểm tuyệt đối thì các bậc cha mẹ hãy tỏ ra hài lòng khi trẻ được điểm cao, khuyến khích, động viên khi trẻ bị điểm kém. Dành thời gian khen ngợi trẻ nhiều hơn thay vì thường xuyên chê bai, tỏ ra thất vọng về thành tích của trẻ. Chính sự lạc quan, lời khen của cha mẹ là nguồn động lực vô giá có tác động kích thích tư duy của trẻ cũng như giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, sự tự tin và cố gắng.

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

mẹ là người thầy đầu tiên3

Cha mẹ nên động viên trẻ nhiều hơn thay vì trách mắng

Giáo dục trẻ không phải chỉ đơn thuần là theo kinh nghiệm của bố mẹ, theo mục tiêu mà bố mẹ đặt ra một cách chủ quan mà cần phải theo những quan điểm tiến bộ. Trong đó, 5 quan điểm nổi tiếng nêu trên là một điển hình mà các bậc cha mẹ nên làm theo và học hỏi từ người Nhật, một dân tộc của một đất nước phát triển rất mạnh trên thế giới hiện nay. Hãy giáo dục một cách khoa học và linh hoạt để quá trình tư duy của trẻ, quá trình phát triển trí tuệ của trẻ không bị cản trở và trẻ sẽ học hỏi được những điều tốt đẹp nhất từ bố mẹ nhé các bạn!


Đọc thêm:

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.
Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?

Leave a Reply