Khi còn bé, vì tư duy của trẻ khá non nớt và yếu ớt nên trẻ rất dễ xúc động. Kéo theo việc dễ xúc động là trẻ rất dễ khóc và đôi khi khóc rất lớn, rất lâu. Dù đó là trẻ trai hay trẻ gái thì trẻ đều rất dễ khóc như nhau. Biểu hiện hờn dỗi, khóc nhè là nét đặc trưng của trẻ. Sau vài lần trẻ nhận ra một điều rằng cứ khóc nhè là bố mẹ sẽ mềm lòng, sẽ chiều chuộng mình nên các bé cứ diễn đi diễn lại hành động này để mong cha mẹ sẽ làm theo ý mình, sẽ thương yêu mình hơn. Vậy cha mẹ phải làm gì với một đứa con trai hay khóc nhè như thế?
7 Hành động thường ngày của người lớn vô tình bạo hành trẻ. |
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi. |
1. Nguyên nhân một đứa trẻ trai hay khóc
Đối với trẻ trai nói riêng hay trẻ em giai đoạn 1 – 3 tuổi, tình cảm và cảm xúc đã được hình thành sơ khởi. Tuy nhiên, do tư duy của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ chưa hiểu chuyện như người lớn và thường biểu hiện những phản ứng của mình theo một cách rất trẻ con. Là bố mẹ, bạn sẽ thường xuyên gặp phải những trường hợp trẻ hay khóc nhè, nhõng nhẽo bởi những lý do rất khó hiểu. Bé hay đòi chơi đồ chơi, đòi đi đây đi đó, đòi theo bố mẹ,… nhưng không được bố mẹ đáp ứng hoàn toàn nên trẻ sẽ bật khóc và đôi khi khóc rất lâu.
Trẻ trai thường tinh nghịch hơn trẻ gái. Trẻ thích leo trèo, nhảy nhót, thích khám phá thế giới xung quanh. Giai đoạn trẻ lên 3, tư duy của trẻ bắt đầu phát triển nhanh và mạnh nên những gì cơ bản không vừa ý trẻ là trẻ sẽ phản ứng theo cách trẻ con là khóc nhè.
Mặt khác, nguyên nhân trẻ trai khóc nhè còn có thể là do bố mẹ bận công việc, bớt dành thời gian quan tâm bé như trước đây. Chính vì thế nên bé cảm thấy bố mẹ giảm bớt tình thương dành cho mình, không còn chìu chuộng mình như khi còn nhỏ nên trẻ sẽ khóc.
4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi. |
5 bài học dành cho cha mẹ. |
2. Bố mẹ cần làm gì đối với một trẻ trai hay khóc
Nhiều bố mẹ rất lo lắng liệu rằng với tính cách yếu đuối như thế, sau này con mình sẽ là một người thiếu không quyết đoán, không làm được việc gì lớn lao. Không chỉ có vậy, khi là cậu bé hay khóc, bé sẽ bị bạn bè chê cười, chế giễu, việc đó ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và có thể dẫn đến những bệnh lý về tâm thần ở trẻ như trầm cảm, tự kỷ,….
Vì vậy, đối với một trẻ trai hay khóc nhè, bố mẹ nên chú ý những điều sau đây:
Dành thời gian cho trẻ nhiều hơn: vì tư duy của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn nên cha mẹ cần dành thời gian tiếp xúc với trẻ nhiều hơn. Qua đó, cha mẹ sẽ hiểu trẻ muốn gì, cần gì, cảm nhận sự việc ra sao, suy nghĩ theo chiều hướng như thế nào. Từ đó, bạn sẽ nắm bắt được tâm lý của trẻ mà động viên, khuyên nhủ, an ủi, khen ngợi,… trong từng tình huống cụ thể để giúp bé mạnh mẽ hơn, hạn chế khóc nhè hơn.
Khơi dậy sức mạnh nghị lực của trẻ: trẻ trai nào cũng có một sức mạnh nhất định về mặt thể chất cũng như tinh thần. Do tư duy của trẻ chưa ổn định nên trẻ dễ khóc. Vì vậy, là người lớn vừng vàng về tâm lý, cha mẹ nên khơi dậy sức mạnh nghị lực của trẻ, khuyến khích trẻ suy nghĩ lạc quan hơn, mạnh mẽ hơn. Bạn có thể khen mỗi khi trẻ dũng cảm vượt qua một điều gì đó mà không khóc. Bạn có thể thưởng cho bé một món quà khi trẻ cười nhiều hơn và ít khóc hơn,…
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho bố mẹ trong việc áp dụng đối với một đứa con trai hay khóc nhè của mình. Mến chúc các bậc cha mẹ sẽ nuôi dạy được những đứa con trai ngoan hiền và thông minh!
Đọc thêm các bài viết khác tại:
Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào? |
Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc. |
Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc? |
Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên? |
Sơ đồ tư duy là gì? |