Một lần, em gái tôi dẫn theo cậu con trai 3 tuổi. Trời hơi nóng và cậu bé mặc một chiếc ao len dày, mẹ cậu bé – em gái tôi – đề nghị thay áo khác cho con trai nhưng cậu bé nhất định không đồng ý. Sau khi thuyết phục vài câu, mẹ bé bắt đầu lớn tiếng la mắng và kết quả là cậu bé khóc lóc và lăn đùng ra đất ăn vạ. Em tôi bắt đầu than thở: “Thật là hết cách trị cái đứa con cứng đầu này rồi.” Nhìn bộ dáng chán nản, thất vọng của em gái, tôi lại thấy hình ảnh của mình ngày trước.
PANT RULES – Quy tắc dạy trẻ về giới tính mà mọi cha mẹ cần biết. |
4 Bước giúp trẻ bình tĩnh. |
Trước đây tôi cũng thường giống như em gái trong cách thuyết phục con: dỗ dành không được là sẽ chuyển sang ra lệnh. Kết quả thì luôn luôn là con khóc và mẹ thì tức giận xù lông như gà mái mẹ. Sau khi quá mệt mỏi thì thấy con ương bướng, cứng đầu không nghe lời mẹ thì tôi đã quyết định phải thay đổi. Chúng ta không thể làm theo một cách mà mong kết quả sẽ khác đi được. Tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu, mua sách giáo dục, tâm lí về nghiên cứu. Qua thời gian, kết hợp lý thuyết giáo dục trẻ và kinh nghiệm thực tiễn của mình, tôi nhận thấy rằng: muốn con thay đổi thì mẹ phải là người thay đổi trước.
- Không có trẻ cứng đầu: Khi trẻ không nghe theo ý kiến của cha mẹ sẽ lập tức bị cho là “cứng đầu, khó dạy”. Theo các bạn, đứa trẻ luôn nghe lời người lớn có tốt không ạ? Theo ý kiến cá nhân của tôi là không, vì bạn không biết được con nghĩ gì hay con trở thành người không có chính kiến, không dám đưa ra ý kiến của mình. Như vậy, cha mẹ cần nhận thức trẻ chưa nghe lời vì ý kiến của chúng ta chưa đủ thuyết phục chứ không phải trẻ muốn chống đối.
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản. Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì? - Phân tích cho con hiểu và để con tự quyết định: Khi thấy con làm điều gì đó mà theo quan điểm cha mẹ là chưa phù hợp, thì đa số chúng ta sẽ có thể phân tích, giải thích (có nhiều khi cha mẹ bỏ qua việc giải thích, thuyết phục) và quyết định con sẽ làm như thế nào luôn. Điều này sẽ làm trẻ con thấy không thuyết phục. Vì trẻ đâu có được thể hiện ý kiến, quan điểm, thái độ riêng của mình. Tôi đã mắc sai lầm này và lúc đó tôi rất giận dữ vì mình đã giải thích, phân tích hết mọi lẽ mà sao con không nghe lời mình. Sau rất nhiều lần tự kiểm tra phương pháp giáo dục của mình, tôi mới nhận ra rằng: tôi đã quá lạm quyền và quyết định thay luôn cho con. Trách nhiệm của cha mẹ là đưa ra thông tin cho con, phân tích mọi vấn đề cùng với con và để con tự quyết định.
- Cho con cơ hội được sai: Cha mẹ khi phản đối con làm việc gì đó là mong muốn con không mắc phải sai lầm mà mình đã mắc phải như: mặc đồ không phù hợp thời tiết, chọn đồ ăn không tốt cho sức khỏe,… Nhưng chúng ta phải thấu hiểu một điều là chúng ta không thể bao bọc, và tránh cho con cái mắc sai lầm cả cuộc đời được. Vậy hãy cho con cơ hội mắc sai lầm (tất nhiên là những sai lầm mà chúng ta có thể khắc phục được hậu quả).
Bạn nhỏ của tôi thường xuyên không chuẩn bị sách vở đi học trước. Tối nào trước khi đi ngủ tôi cũng phải kiểm tra, rồi giục giã, giám sát con cho đầy đủ sách vở theo thời khóa biểu vào cặp sách. Mọi việc cứ liên tục lặp lại như vậy, mẹ thì mệt mỏi, chán nản, con thì luôn trong trạng thái chống đối. Một hôm, tôi chỉ nhắc nhở con và không đi theo kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị của con nữa. Kết quả là ngày hôm sau con quên sách vở và bị cô giáo phạt. Và sau đó con tự giác trong việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng trước khi đi học.
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ? |
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá. |
- Không so sánh con với bất kì ai khác: Các bậc phụ huynh nhớ lại cảm giác của mình khi bị so sánh với một người nào khác đi ạ. Tôi không biết các bạn cảm thấy như thế nào nhưng cá nhân tôi thì thấy tức giận, không thoải mái. Và chúng ta sẽ không thể hành xử một cách dễ thương khi sự giận dữ đang xuất hiện. Vì vậy hãy ngừng ngay việc so sánh. Đây là cách thức tồi tệ nhất trong việc giáo dục con.
Hãy làm bạn với con. Chia sẻ với con những kinh nghiệm, những sai lầm cha mẹ đã gặp phải trong cuộc sống. Cha mẹ có thể định hướng nhưng không quyết định thay con. Mỗi đứa trẻ là một thiên thần, các con đến để đem lại niềm vui, niềm hy vọng cho cuộc sống của chúng ta. Hãy tin tưởng ở con trẻ, các bậc cha mẹ nhé.
Tuyết Hoàng.
Bài viết cùng tác giả: