Khủng hoảng tuổi lên 3 – Mẹ nhất định phải hiểu để giúp bé vượt qua

Trong cuộc sống của chúng ta, mọi sự vật từ thiên nhiên đến con người đều biến đổi không ngừng. Theo đó, đời sống tâm lý của một người hay một nhóm cũng luôn vận động và liên tục thay đổi. Quá trình phát triển tâm lý con người thường trải qua nhiều giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng, có cả sự hưng phấn lẫn khủng hoảng. Khi trẻ lên 3, tư duy của trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh nên sẽ xuất hiện không ít những sự thăng trầm nhất định. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và khám phá về khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ để nắm vững hơn về tâm lý trẻ em, các bạn nhé!

Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

khủng hoảng tuổi lên 3

1. Đặc điểm tư duy của trẻ tuổi lên 3

Bước qua giai đoạn sơ sinh, đi vào những năm tháng tuổi răng sữa (từ 6 tháng đến 6 tuổi), tuổi lên 3 là tuổi xuất hiện không ít những biến động nhất định trong tâm lý và tư duy của trẻ. Ở thời điểm này, trẻ đã biết đi, biết bi bô nói chuyện, biết hóng chuyện và có thể nhắc lại những câu nói quen thuộc của người lớn.

Không phải ngẫu nhiên mà tuổi lên ba chính là thời điểm “cháu vô mẫu giáo”. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, khi trẻ được 3 tuổi, bộ não của trẻ đang trên đà phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng nên sẵn sàng tiếp thu những bài học cơ bản cùng sự dạy dỗ của thầy cô giáo. Giáo dục trẻ trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành nên những đức tính tốt, mở mang trí óc, chuẩn bị tốt cho những chương trình học cao hơn.

Bên cạnh đó, tâm lý và tư duy của trẻ cũng có những biến động nhất định. Trẻ bắt đầu hình thành nên nhân cách, biết yêu thương, biết ganh tỵ, biết suy nghĩ đơn giản về các mối liên hệ cũng như phân biệt con chó và con mèo, con gà và con vịt,…

Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.

khung-hoang-tuoi-len-3

2. Những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ em

Khủng hoảng xuất hiện do có những sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống như: trẻ xa cha mẹ để đến lớp học, bộ não của trẻ phát triển nhanh chóng dẫn đến tâm lý và tư duy của trẻ cũng thay đổi rất nhiều. Chính vì vậy nên trẻ biết thế nào là thương ghét, nhớ cha mẹ khi đi xa hoặc đi học, biết ganh tỵ, biết giận hờn, trách cứ,…

Những biểu hiện chính của sự khủng hoảng như:

  • Trẻ có những phản ứng tiêu cực: không nghe lời của người lớn. Phản ứng tiêu cực này thể hiện liên tục trong mối quan hệ của trẻ với người lớn chứ không đơn thuần là kém vâng lời, thể hiện thông qua sự ngoan cố và ngang ngạnh. Trẻ bất chấp đúng sai để bảo vệ ý kiến của mình, trẻ không nghe những lời khuyên bảo từ bố mẹ hoặc thầy cô.
  • Trẻ muốn tự làm việc: trẻ có xu hướng muốn thoát khỏi sự kèm cặp của bố mẹ và tự mình làm một số việc. Điều này biểu hiện cho sự khẳng định của trẻ.
  • Trẻ dễ kích động, dễ bực tức, nóng nảy, la hét.
  • Đôi lúc trẻ vô lễ với người lớn,…

Qua bài viết trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu thêm về những dấu hiệu để biết chính xác con mình có đang trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 hay không. Từ đó, bố mẹ nên thông cảm, nắm bắt được suy nghĩ, tư duy của trẻ, hiểu trẻ hơn để giúp con mình vượt qua những thay đổi tâm lý đầu đời một cách an toàn và vui tươi nhất.


Bài viết được nhiều người quan tâm:

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.
Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?

Leave a Reply