Cổ nhân có câu “dạy con từ thuở còn thơ”, các thống kê cũng cho thấy 90% năng khiếu của trẻ phát triển trong 12 năm đầu đời… Vì vậy, để tránh bỏ qua năng khiếu của con mình, các bậc cha mẹ nên là người phát hiện và bồi dưỡng những năng lực tiềm ẩn của trẻ.
Trí thông minh và tư duy có phải là một? |
Năng khiếu có di truyền không? |
Khi trẻ tỏ ra thích thú đặc biệt một lĩnh vực nào, hãy theo dõi và tạo điều kiện cho con được phát huy tối đa trong lĩnh vực đó. Cha mẹ cũng đừng quên động viên con đúng lúc khi con đạt được những thành tích nhỏ ban đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá ảo tưởng về năng khiếu của con và ép con theo học những thứ họ muốn, mà không quan tâm xem trẻ có thích thú, say mê với môn học đó không, tạo ra nhiều ép lực lên con trẻ.
Theo giáo sư tâm lý học Howard Gardner thuộc đại học Havard có đến 9 loại năng khiếu. Trẻ có năng khiếu nào thì sẽ có năng lực vượt trội ở lĩnh vực đó. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của từng loại năng khiếu/ trí thông minh khác nhau.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào? |
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ |
-
Trí thông minh về không gian và thị giác
Các bé có trí thông minh thuộc nhóm này rất giỏi quan sát, xoay xở với các đồ vật và không gian.
- Hứng thú với các câu đố có hình ảnh trực quan
- Thích thú và có khả năng phân biệt màu sắc nhanh chóng
- Vẽ giỏi và yêu thích hội họa
- Khi nghe đến tên một ai đó, một vật gì đó là trong đầu liền hiện ra hình ảnh về người hay vật đó
- Yêu thích sắc màu và rất giỏi phối màu
- Có khả năng nhớ hướng, nhớ đường tốt
- Thích đọc các loại sách có hình minh họa, đặc biệt thích truyện tranh
-
Trí thông minh về tự nhiên
Trẻ em có trí thông minh tự nhiên thường có xu hướng hướng ngoại, yêu thiên nhiên, thực vật hoặc động vật. Các bé cũng nhạy cảm và thích tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ? |
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá. |
-
Trí thông minh Âm nhạc
Bé có khả năng thẩm âm tốt, nhạy cảm với nhịp điệu và âm thanh.
- Chú ý đặc biệt đến từ các âm thanh xung quanh như: tiếng đàn, tiếng mưa, tiếng động vật kêu…
- Có trí nhớ tốt về giai điệu và tiết tấu, nhất là những giai điệu được lặp đi lặp lại
- Giỏi bắt chước người lớn hát lại một bài hát nào đó
- Học thuộc bài nhạc nhanh chóng hơn so với các bạn
- Tỏ ra hứng thú và thoải mái trong môi trường có âm nhạc
- Luôn bị thu hút bởi các tiết tấu, giai điệu.
5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé. |
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này. |
-
Trí thông minh logic – toán học
Nhanh nhạy với số liệu, khả năng suy luận tốt, tổng hợp thông tin thành các giả thiết và có khả năng chứng minh chúng.
- Nhạy bén với các con số: Bé thích thú với việc học hỏi các phép tính, các bài toán, thích các trò đố vui về liên quan đến con số.
- Nhạy bén trong việc phát hiện sự khác nhau giữa sự vật, sự việc (về số lượng, hình dáng, màu sắc…): Khi chơi với đồ chơi, bé biết phân loại các món theo những tiêu chí như hình dáng, màu sắc. Ngoài ra, bé cũng lưu tâm đế số lượng giữa các nhóm vừa phân ra.
- Tò mò và hay thắc mắc: Bé đặc biệt thích tham gia vào những thử thách liên quan đến việc truy tìm nguyên nhân – kết quả, hay đòi hỏi sự suy luận,..
- Bé thường khám phá ra các quy luật của các hiện tượng tự nhiên, sự hoạt động của một món đồ chơi: Bé có thể tự mình phát hiện ra một số quy luật đơn giản khi quan sát thế giới xung quanh, ví dụ như: tìm ra mối liên hệ giữa các công tắc đèn và việc đèn sáng /tắt, có mặt trời thì sáng – có mặt trăng thì trời tối, hay khi có kiến chạy khắp nhà thì trời mưa.
16 mẹo giúp bé ham mê đọc sách. |
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản. |
-
Trí thông minh triết học
Các bé có năng khiếu thuộc trí thông minh triết học thường hay hỏi các câu mang tính chất triết học như: ý nghĩa của cuộc đời là gì? Mỗi người sinh ra có nhiệm vụ gì? Bé cũng nhạy cảm với các câu hỏi về sự sống, cái chết, lý do tồn tại….
-
Trí thông minh cảm xúc
- Bé hiểu rõ cảm xúc của bản thân và Lý giải cảm xúc một cách rõ ràng: Bé nhận thức và miêu tả được cảm xúc của bản thân.
- Nhận biết được cảm xúc của người khác: Bé có thể nhận biết và phản ứng lại cảm xúc của mọi người xung quanh.
- Tự điều chỉnh hành vi: có khả năng kiểm soát được hành vi và giảm thiểu khả năng khiến người xung quanh khó chịu, phiền lòng.
- Thể hiện lòng tốt với người cần giúp đỡ: luôn cố gắng làm điều khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn. Con sẽ đến bên an ủi bạn bè nếu bạn bị ngã, hoặc nếu ông bà bị ốm, con tìm cách quan tâm, tặng quà để ông bà cảm thấy vui vẻ hơn.
- Đóng vai trò người hòa giải trong quan hệ bạn bè: Con có thể đóng vai trò người hòa giải trung gian cho những khúc mắc của bạn bè.
- Điều khiển cảm xúc của mọi người: Trẻ mong muốn tìm hiểu về những người xung quanh và bắt đầu cố gắng thay đổi cảm xúc của họ.
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì? |
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. |
-
Trí thông minh vận động
- Thích chạy nhảy, tham gia các hoạt động thể thao
- Có ý thức về cơ thể và mong muốn được làm đẹp cho cơ thể
- Thích sáng tạo, xây dựng các trò chơi theo hơi hướng hoàn toàn mới.
- Luôn muốn giúp đỡ và nhận những việc nặng nhọc về thể chất về mình, đặc biệt là trước các bạn nữ
- Có sức khỏe và sức bền trong các môn thể thao
-
Trí thông minh ngôn ngữ
Khả năng dùng từ ngữ để biểu đạt tốt, dễ dàng viết văn hoặc phát biểu ý kiến.
- Bé bị thu hút vào những cuộc đối thoại ngay từ khi còn bé:
- Bé thích nghe những âm thanh có vần điệu, thích chơi các trò chơi ngôn ngữ: Những bài hát ru, những bài thơ thường khiến bé dễ chịu. Bé rất thích chơi các trò chơi ngôn ngữ như xếp chữ, đố chữ,…
- Bé nhạy bén với các thông tin liên quan đến chữ, lời nói, bé thích đọc sách: Bé luôn có biểu hiện thích thú khi được người lớn đọc sách cho nghe. Bé có thể tự kể lại câu chuyện, thậm chí còn biết dùng vốn từ của mình để kể chuyện chứ không cần lặp lại các từ trong sách. Và bé cũng là người thích kể chuyện cho người khác nghe.
Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động. |
Cô bé Sanvana đã giúp hàng triệu trái tim khỏe mạnh bằng cách nào? |
-
Trí thông minh nội tâm
Hiểu rõ bản thân, làm chủ cảm nhận về bản thân cũng như luôn xác định được điều mình muốn.
Chỉ có người luôn theo sát bên trẻ hàng ngày, quan tâm tới hành vi, sở thích, thói quen và thái độ của trẻ với mỗi việc nào đó mới có khả năng phát hiện ra năng khiếu của con. Đó chính là cha mẹ.