Bên cạnh quản lý tài chính, cần cho trẻ hiểu tiền không phải là tất cả và làm chủ dục vọng vật chất

Quan niệm “tiền mua được tất cả” ngày càng phổ biến và ăn sâu vào tiềm thức con người hiện đại. Quan niệm này dễ khiến con người thần thánh hóa giá trị của đồng tiền. Và đó cũng là điều những người làm cha mẹ lo rằng việc dạy trẻ về tiền bạc sớm làm trẻ hiểu sai lệch về giá trị của đồng tiền, đặt đồng tiền nên trên các giá trị khác trong đời sống.

Cha mẹ không nên vì nỗi sợ trẻ hiểu sai lệch giá trị của đồng tiền mà hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tiền bạc hoặc không dạy con về tiền bạc. “Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân nghĩa, đó là một đức hạnh thực sự”. Vì vậy dạy trẻ về tiền bạc để trẻ nhận thức rõ về giá trị của đồng tiền là điều cha mẹ cần làm.

Giáo sư tâm lí học Myers của Đại học Hamburg (Đức) đã chỉ ra 3 vấn đề quan trọng mà các ông bố bà mẹ nên dạy con về việc tiền bạc, quản lí tài sản bao gồm: khả năng sử dụng tiền đúng đắn, khả năng làm chủ dục vọng về vật chất, khả năng hiểu tiền bạc không phải là tất cả.

Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?
Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc.

3 điều cần dạy trẻ về tiền bạc 1

  1. Sử dụng tiền đúng đắn

Cân nhắc giữa thứ bản thân cần và thứ bản thân muốn

Trẻ nhỏ thường không xác định được mục tiêu rõ ràng của bản thân. Thông thường, con sẽ phung phí tiền vào những thứ “bỗng nhiên thấy thích” nhưng lại rất nhanh chán. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ hãy dành thời gian ngồi cùng trẻ và lập danh sách những món đồ mà trẻ muốn mua, sau đó cùng con xác định lý do tại sao các con lại muốn mua hoặc có nên mua chúng hay không. Hành động này giúp trẻ nhận biết tốt hơn về mục đích cá nhân, đồng thời tránh được việc tiêu tiền một cách sai lầm gây nên sự lãng phí không cần thiết. Cha mẹ nên đề ra nguyên tắc chi tiêu cho trẻ: “Thứ đã có thì không mua, thứ sau này không dùng đến thì không mua”.

Trẻ con cần phải hiểu rằng những gì chúng ta cần luôn được ưu tiên hơn những thứ chúng ta muốn.

Không thể có tất cả mọi thứ

Hãy dẫn con của bạn đến một cửa hàng đồ chơi, cho chúng một số tiền cụ thể và cho phép chúng mua bất cứ thứ gì chúng muốn, miễn sao trong số tiền con có.

Hãy cho đi

Dạy trẻ dành dụm một số tiền tiêu vặt nhất định để quyên góp từ thiện, điều đó sẽ giúp trẻ biết chia sẻ với mọi người xung quanh – đặc biệt là các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Việc cho đi này không thể ép buộc nên trước tiên bạn có thể thông qua các câu chuyện có thật để trẻ hiểu hơn về những mảnh đời kém may mắn, khơi dậy sự đồng cảm sâu sắc của trẻ.

Cho bé tham gia vào các chương trình thiện nguyện. Hỏi con bạn rằng chúng có thích được nhận quà không. Khi chúng bảo có, hãy giải thích rằng có nhiều gia đình khác không đủ tiền để mua quà cho con họ. Vì vậy, hãy tìm mua một món quà để tặng cho bạn có hoàn cảnh kém may mắn. Những việc này sẽ giúp con của bạn sẽ sớm biết ơn những gì cuộc đời đã mang lại cho chúng và sẽ trở thành một người khoan dung khi lớn lên.

Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?
Trả tiền cho trẻ làm việc nhà, có nên?

3 điều cần dạy trẻ về tiền bạc

  1. Làm chủ dục vọng

Để cho trẻ hiểu và có thể làm chủ dục vọng về tiền bạc, khi trẻ đến một độ tuổi nhất định bố mẹ nên cho trẻ tự quyết định việc sẽ mua những đồ vật nào. Hãy cho trẻ hiểu rằng con phải lựa chọn giữa cái này và cái khác chứ không thể có được tất cả. Đó là cách hạn chế nhu cầu của trẻ. Nếu con chán và đòi mua thứ khác hãy cho con hiểu con phải tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Và yêu cầu con cân nhắc thật kỹ trước khi mua đồ. Khi con khóc hãy chia sẻ nỗi buồn của con nhưng dạy con cách chấp nhận và sửa đổi cho lần sau.

Có thể có nhiều cách để chỉ cho con trẻ hiểu rằng tiền bạc không phải là mục tiêu hoặc tiêu chuẩn duy nhất. Khi quan niệm giá trị của trẻ càng đa dạng thì trẻ càng cảm nhận rõ tiền bạc không thể trở thành mục tiêu duy nhất chúng hướng tới. Bên cạnh đó, việc tạo các niềm vui vô giá về mặt tình cảm giữa những người trong gia đình, giữa con người với nhau cũng rất quan trọng. Qua đó trẻ sẽ hiểu những giá trị tốt đẹp khác trong cuộc sống ngoài tiền bạc.

Sơ đồ tư duy là gì?
4 kỹ năng mềm cần thiết cho trẻ mầm non – Học từ doanh nhân nhí Bảo Ngọc.
  1. Nhận biết giới hạn của tiền bạc

Một cách rất đơn giản để cho con hiểu giới hạn của tiền đó là việc quy định chỉ cho con tiêu một mức nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Hãy cho con biết tiền con đang sử dụng ở đâu ra, đó là thành quả lao động của người lớn. Nếu con bạn đủ tuổi hãy thử cho con tham gia vào một công việc lao động nho nhỏ để con dễ dàng tính toán công sức bỏ ra với số tiền mà con nhận được..

Cuối cùng, các bậc làm bố làm mẹ nên dành hai ngày cuối tuần cho con cái để chúng hiểu rằng hạnh phúc mới là mục đích cuối cùng của cuộc sống. Thời gian ở bên gia đình còn quý hơn cả tiền bạc làm ra.


Đọc thêm các bài viết khác của Bé tư duy:

5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.
Đứa trẻ có tư duy logic sẽ dễ thành công – Bố mẹ hỗ trợ bé bằng cách nào?
7 Hành động thường ngày của người lớn vô tình bạo hành trẻ.
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

 

Leave a Reply