8 cách giúp trẻ tiểu học giải tỏa căng thẳng và vượt qua áp lực trong học tập

Việc học hành, hay đơn giản là những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày cũng khiến trẻ có những áp lực. Làm thế nào giải tỏa những căng thẳng trong tư duy của trẻ để trẻ học tập có chất lượng, đó là điều mà nhiều phụ huynh mong muốn.

Đọc thêm: Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

trẻ giải tỏa căng thẳng 1Các cách giải tỏa căng thẳng trong tư duy của trẻ

  1. Không đặt nặng kết quả

Nếu trẻ đang căng thẳng vì học, nên dạy trẻ cách thổ lộ những tâm tư tình cảm trong lòng, cùng trẻ tìm cách giải tỏa những ức chế. 

Hãy giúp trẻ hiểu rằng thi cử chỉ là một cách để kiểm tra tình hình học tập thường ngày của chúng, chứ không thể hiện tương lai của trẻ, nên để tư duy của trẻ ngấm được điều này. Dù trẻ đạt kết quả ra sao thì cha mẹ cũng rất yêu thương và ghi nhận tất cả những cố gắng mà con có được.

Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì?
5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.

2. Chia sẻ cùng trẻ

Trong suốt quá trình học tập và chuẩn bị thi cử, cha mẹ nên cùng con sắp xếp thời gian, lên kế hoạch hợp lý, cần phối hợp với nhiều người.

Hãy cùng hướng dẫn trẻ, tạo không khí quan tâm, chia sẻ để trẻ nỗ lực cố gắng hơn nữa trong làm bài thi. Tạo bầu tâm lý gia đình ấm cúng, vui vẻ, giúp con đối mặt với kỳ thi một cách bình tĩnh, tự tin.

Đọc thêm: Dạy con tự lập, hành trình đầy mồ hôi và nước mắt của mẹ.

trẻ giải tỏa căng thẳng 2

Cha mẹ quan trọng điểm số sẽ khiến trẻ rất bị áp lực học tập

3. Bình tĩnh giảng giải

Trong quá trình trẻ ôn thi, không tránh khỏi tình huống dù cha mẹ đã cố gắng giảng dạy bằng nhiều cách mà tư duy của trẻ vẫn không hiểu, không thể tiếp thu và giải được bài. Khi đó, hãy bình tĩnh, không quát tháo ầm ĩ mà nên gọi điện hay gửi email cho cô giáo của con. Nếu cần thiết, có thể mời gia sư phụ đạo cho trẻ.

Nghiêm túc nghiên cứu và học hỏi các kỹ năng sư phạm cơ bản, biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách phù hợp, “học lại” những kiến thức con mình đang lĩnh hội. Đồng thời, trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp để diễn đạt cho con hiểu và tiếp thu một cách hiệu quả nhất.

Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.

4. Nghĩ về những điều đúng trong ngày

Khi cảm thấy căng thẳng, trẻ có thể chỉ muốn một mình. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ điểm lại những gì đã xảy ra trong ngày và lưu giữ lại những điều tốt, cho dù chỉ là những điều nhỏ nhặt. Hãy hướng dẫn trẻ ghi lại danh sách những điều tốt này, và sau đó lại xem lại và thêm mới vào ngày hôm sau.

sb10064015c-001

Giúp con coi những áp lực đó là bình thường và vượt qua sẽ rất tốt cho việc cân bằng cuộc sống sau này

5. Nhảy múa

Bất kỳ bài tập nào cũng có thể giúp trẻ cảm thấy khá hơn khi bị căng thẳng. Nhưng nhảy múa có thể tạo hiệu quả gấp đôi nhờ vào chuyển động khi nhảy múa và âm nhạc có thể khiến trẻ giảm căng thẳng nhanh hơn. Không khó khăn khi thực hiện, chỉ cần mở bài nhạc trẻ yêu thích và để trẻ nhảy múa theo nhịp.

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.

6. Ca hát

Khi ca hát, người ta thường phải lấy hơi, chưa kể âm nhạc cũng tạo cảm giác sôi động. Cha mẹ có thể bày trỏ hát những giai điệu mà con thích trong khi tắm hoặc bất kỳ khi nào khác. Tuy nhiên, khi trẻ hát trong phòng tắm thì giọng sẽ lớn và nghe mạnh hơn, đó là ưu thế khi hát trong phòng tắm.

7. Tìm sự cân bằng

Cách tốt nhất để căng thẳng không tới kiếm là có một cuộc sống cân bằng. Nghĩa là trẻ có những quyết định hợp lý về chi tiêu thời gian trong ngày. Nếu trẻ chỉ học và học mà không có thời gian chơi, trẻ sẽ bị stress. Hãy giúp tư duy của trẻ ghi nhớ 4 điều để có một cuộc sống cân bằng là: ngủ đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày, thời gian thư nhàn và ăn uống điều độ.

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

8. Chuẩn bị tâm lý cho tư duy của trẻ

Chuẩn bị tâm lý rằng con mình có thể sẽ bị điểm thấp vì tâm lý căng thẳng. Do đó, thay vì mắng mỏ, quát nạt gây thêm áp lực cho trẻ, cha mẹ hãy động viên và tranh thủ thời gian xem lại kiến thức trẻ đang học để tìm ra phương pháp hướng dẫn con hiệu quả nhất. 

Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng trong học tập cần đến sự quan tâm đúng lúc từ bậc phụ huynh. Phần lớn, các vấn đề của trẻ đều có thể được giải quyết từ những giải pháp của bậc làm cha làm mẹ. Đừng vì chút danh hảo mà bắt trẻ phải học tập suốt ngày, không có thời gian chơi. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên rằng ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ cũng là hai cách tuyệt vời để dẹp tan căng thẳng trong tư duy của trẻ.

Ảnh minh họa, nguồn sưu tầm.


Giúp bé rèn luyện nhân cách qua truyện “Đàn kiến biết ơn”.
Truyện kể trước giờ đi ngủ – Chú tuần lộc mũi đỏ.
Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động.
Cô bé Sanvana đã giúp hàng triệu trái tim khỏe mạnh bằng cách nào?

Leave a Reply