Có nên dạy chữ sớm cho trẻ?

Dạy con học chữ sớm có phải là “đánh cắp” tuổi thơ con?

abd

Là cha mẹ, chắc chắn rằng ai cũng muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con. Chính vì thế, ngay từ khi con chào đời, cha mẹ nào cũng cố gắng tìm kiếm vô vàn các cách khác nhau với ước mong con được phát triển toàn diện.

Một trong những vấn đề trăn trở nhiều nhất của hầu hết các bậc cha mẹ đó là câu hỏi: “Có nên dạy chữ cho con sớm”? Mọi quyết định của cha mẹ đều ảnh hưởng rất lớn đến tương lai con sau này. Vì thế, dạy chữ sớm là chuẩn bị hành trang tri thức cho con hay “đánh cắp” tuổi thơ con phụ thuộc rất lớn vào cách làm của cha mẹ.

Bé học về cấu tạo cơ thể của con bướm.
Vòng thức ăn – Quy luật độc đáo của sinh vật.

Khi nào dạy con học chữ sớm là “đánh cắp” tuổi thơ con?

Như đã nói ở trên, mong muốn con giỏi giang, thông minh, phát triển toàn diện chính là niềm ước mong của mọi bậc cha mẹ. Dạy chữ sớm cho con cũng là thể hiện mong muốn đó. Để con bằng bạn bằng bè, để con tiếp thu nhanh hơn khi vào lớp 1, để con nổi trội hơn các bạn. Có vô vàn lý do để cha mẹ dạy con học chữ sớm, đưa con tới lớp học thêm. Nhưng thật sự cách làm này có hiệu quả?

Khi một đứa trẻ bắt đầu biết nhận thức, thì trong mắt con thế giới xung quanh là một thế giới diệu kỳ, tựa như câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên”. Vạn vật với con đều mới mẻ, lạ lẫm, đều hấp dẫn sự khám phá, tìm tòi tự nhiên ở con.

Vì thế, “con chữ” với con cũng giống như một “loại đồ chơi” mới trong thế giới ấy cần tìm hiểu, khám phá. Nhưng nếu cha mẹ biến quá trình khám phá ấy của con thành một chuỗi “nhồi nhét” những con chữ trên giấy trắng mực đen nhàm chán, thì con chỉ sợ chứ không thấy thích thú, con chỉ mệt chứ chẳng muốn tìm hiểu. Và nếu chuỗi “nhồi nhét” ấy là trở thành một chuỗi những ngày tháng lặp lại liên tục thì tâm lý cự tuyệt của con xuất hiện là điều dễ hiểu.

Không chỉ “đánh cắp” tuổi thơ con, cha mẹ còn quên đi điều quan trọng rằng: bên cạnh phát triển trí tuệ, thì việc rèn luyện thể chất, khả năng ứng xử, nhận thức cho con cũng quan trọng không kém.

Bạn muốn con mình nhanh nhẹn, tham gia các trò chơi vận động hay ngồi lầm lì một góc? Bạn muốn thấy con mình luôn thích thú sáng tạo, tìm tòi cái mới hay chỉ tự hào khi con nhớ bảng chữ cái, khi con biết ghép chữ trước tuổi đi học?

Dạy con học chữ sớm là rất tốt. Nhưng cha mẹ hãy dạy con đúng cách, để tuổi thơ con lớn lên không bị nhồi nhét trong những con chữ, để sau này khi con đến tuổi đi học, thì “mỗi ngày con đến trường là một ngày vui” chứ không phải là sự nhàm chán khi phải tiếp thu lại những gì con đã bị nhồi nhét quá nhiều.

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

Cách làm hiệu quả nhất là gì?

àdsfaf

Theo Makato Shichida: “Mọi đứa trẻ sinh ra đều là thiên tài”. Vì vậy, bạn đừng lo lắng vì không được học chữ sớm mà con mình tiếp thu chậm so với bạn bè, đừng nôn nóng ép con “nhồi” càng nhiều càng tốt để thỏa mãn sự “yên tâm” không có thật của cha mẹ.

Người Nhật dạy con học chữ từ rất sớm, khi bé từ 3,5 tuổi trở lên. Nhưng cách dạy của họ học mà như không học. Bởi nhắc đến việc học của các con ở Việt Nam thì thường gắn liền với bài tập chồng chất, áp lực nặng nề. Nhưng ở Nhật, các bà mẹ đã khơi gợi cho con niềm yêu thích, niềm hứng thú say mê để con tự nảy sinh ham muốn được biết đọc, biết học chữ. Cha mẹ Việt có thể tham khảo như sau:

Dưới góc độ tâm lý, dạy trẻ học từ sớm nếu đúng phương pháp có thể tận dụng được tối đa giai đoạn “tìm hiểu không lựa chọn” của trẻ. Nghĩa là trẻ sẽ tự tìm hiểu những gì trẻ thấy hứng thú, mà không cần cha mẹ ép buộc. Chỉ cần khơi dậy được bản tính tò mò của trẻ, hướng cho trẻ mong muốn khám phá thế giới vạn vật một cách tự nhiên thì việc học chữ của con chỉ còn là câu chuyện “vui đùa” cùng con chữ.

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.

fsdfdsafasdf

Vì thế, cha mẹ nên khởi nguồn hứng thú cho con bắt đầu từ những câu chuyện hấp dẫn có hình vẽ minh họa, màu sắc tươi sáng, dễ hiểu. Đọc cho con để con cảm thụ hằng ngày, cho con lĩnh hội một cách tự nhiên, giúp bé hình thành nhận thức về sự vật, sự việc.

Mỗi một câu chuyện yêu thích của bé, cha mẹ có thể sử dụng những tờ giấy màu sắc, viết những chữ được lặp lại nhiều trong câu chuyện đó và dán ở xung quanh phòng bé, có thể chơi trò đố vui với bé hằng ngày để bé hình thành khả năng “nhận mặt chữ”. Đến một giai đoạn nhất định, trẻ sẽ tự nảy sinh ham muốn được tập đọc, tập viết để có thể tự mình khám phá.

Trẻ được tự do phát triển, khám phá học hỏi một cách tự nhiên nhất sẽ tăng khả năng tự tư duy, phân tích, ghi nhớ. Dạy con học chữ sớm nếu đúng cách có thể khơi dậy được nguồn năng lực nội tại trong con, giúp con có bước đệm dài đầu tiên trong hành trang của cuộc đời.

 Lan Anh.


Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.

Leave a Reply